Tiểu Luận Văn hoá lễ hội dân tộc Hmông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Văn hoá lễ hội dân tộc Hmông​
    Information
    MỤC LỤC

    I. Văn hoá lễ hội dân tộc Hmông 2
    II. Kết luận 8


    I. Văn hoá lễ hội dân tộc Hmông
    Những giá trị văn hoá của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Chính vì vậy nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu đời sống đối với mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng toạ và phát minh đó của các dân tộc trong lịch sư, xã hội. Qua đó tìm ra được những đặc sắc tinh tuý trong hệ thống giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau”. Văn hoá là bộ phận quan trọng để xác nhận tôi, anh hay chị là dân tộc gì? Hay nói cách khác mỗi dân tộc người có gia tài riêng của mình ấy là văn hoá. Việt Nam có 54 dân tộc- 54 bông hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa văn hoá đạm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, đời sống cũng như nguồn gốc xuất xứ của từng dân tộc dẫn đến sự đa sắc về văn hoá của các dân tộc.
    Người Hmông có các tên gọi khác nhau: Hmông Đỏ (Hmông trắng) Hmông lềnh (Hmông hoa), Hmông Sí (Hmông đỏ), Hmông súa (Hmông mán).
    Cơ cấu kinh tế truyền thống của người Hmông gồm 3 bộ phận chính: Trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi. Cơ cấu kinh tế này tạo ra thế chân kiềng trong phát triển. Người Hmông xác lập được thế cân bằng duy trì được sự bền vững tương đối ở môi trường thiên nhiên có nhiều bất lợi cho sản xuất lương thực. Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt người Hmông cũng xây dựng được các thiết chế xã hội linh hoạt, góp phần bảo tồn dân tộc. Sự cố kết trong dòng họ là đặc điểm nổi bật của người Hmông, dòng họ có hai cấp độ khác nhau: Cấp độ rộng và cấp độ hẹp.
    Ở cấp độ rộng dòng họ bao gồm nhiều gia đình nhưng không nhất thiết phải cư trú gần nhau. Tuy ở xa nhưng mỗi khi các thành viên đến thăm nhau đều được coi là anh em cùng một ông tổ sinh ra, thành viên trong dòng họ dẫu có ở xa đến mấy cũng tuyệt đối không có quan hệ hôn nhân với nhau.
    Làng người Hmông là một thiết chế xã hội cơ sở bao gồm một số nóc nhà, tiếng Hmông gọi là “Giao” mỗ “giao” đều là một bộ máy tổ chức, cơ chế vận hành riêng. Các “giao” đóng vai trò hết sức quan trọng về kinh tế- xã hội và đời sống văn hoá của người Hmông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...