Tiểu Luận Văn hóa làng xã

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Thuở bán sử, nhà Tây Hán sang chiếm đóng Lạc Việt. Từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước các Lạc hầu, Lạc tướng vẫn được tự trị trong vùng đất rộng lớn của mình. Cuộc cưỡng đoạt và diệt chủng của Mã Viện thu nhỏ quy mô tự trị xuống đến đơn vị làng, xã. Đến đời Lý, phong kiến Việt Nam được tạo dựng, nền hành chính phân cấp xuống nhóm 50 nóc nhà gọi là Đảng, dưới đảng là Toại. Qua năm 1419 trong các văn bản nhà nước xuất hiện chức danh Lý trưởng để gọi người đứng đầu 110 hộ, Giáp thủ đứng đầu 10 hộ. Đến tận thế kỷ 19, triều đình Việt Nam thống nhất vẫn chỉ bổ quan đến phủ huyện, từ tổng trở xuống thì dân tự trị. Tổng là một nhóm vài làng xã. Phong tục tập quán của làng xã, chính quyền cao hơn hầu như không can dự vào. Như vậy lề thói “phép vua thua lệ làng” có lịch sử đã mấy ngàn năm.

    Trên quan điểm tiến hóa chính trị và xã hội, hành xử này chỉ có thể gọi là “truyền thống” chứ không thể xem là văn hóa. Vì nhiều người coi truyền thống đồng nghĩa với văn hóa nên đôi khi xuất hiện khái niệm “truyền thống văn hóa”. Thực ra văn hóa truyền thống là thành quả văn hóa cô đọng đã được công nhận như tinh hoa. Còn truyền thống là lề thói quen thuộc đi kèm với sự tôn sùng đôi khi vô thức.

    Từ ngày mở cửa, cụm từ “văn hóa làng xã” được thổi lên tận mây xanh. Làng xã Việt Nam được xem như pháo đài thanh lọc văn hóa ngoại lai suốt 800 năm nô lệ buổi sơ sử, cộng thêm 80 năm tây thuộc cận đại, như vậy nó hiển nhiên là chiếc nôi của bản sắc văn hóa Việt Nam.

    Cơ thể sinh học khi bị viêm nhiễm, dị ứng sẽ dẫn đến nóng sốt. Kháng thể được sinh ra để tiêu bệnh. Với nhiều hệ miễn dịch yếu kém, nó bị chính kháng thể tấn công tạo nên thấp khớp. Cơn bạo bệnh nô lệ của cơ thể xã hội Việt Nam có thể qua rồi, nhưng chứng đau đớn khó chịu từ xương tủy vẫn còn hành hạ nó đến khi nào? Bệnh ngày càng nặng thêm hay tất yếu phải nhẹ đi?

    Tôi xin lấy “văn hóa đi đường” làm ví dụ nhỏ. Hiển nhiên già trẻ lớn bé trí thức trí ngủ đều phải đi tới đi lui và phải bước ra đường, vần vũ trong dòng xe gắn máy ầm ì tiếng động oanh tạc cơ, ngột ngạt khí thải chết người. Riêng cái vạch dừng màu trắng tại giao lộ đèn xanh đèn đỏ cũng lắm chuyện. Tôi ngờ 90% công dân Việt Nam không tin đây là ranh giới giữa loạn và an, giữa thức và ngủ, giữa người và ngợm, 9% nữa luôn sợ bị chửi vì gây chuyện lạ đời đành để nước bẩn cuốn đi. Thác loạn giữa những mảnh nhựa hắc ín chắp vá, người ta chen lấn giành giật từng phần tư bánh xe trở đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...