Luận Văn Văn hóa kinh doanh ở Thụy Sĩ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 17/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ăn hóa kinh doanh ở Thụy Sĩ


    2.1 Sơ nét về Thụy Sĩ ( Switzerland)
    Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).
    Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Địa lý:
    Thụy Sĩ “trái tim” Châu Âu, điểm nối liền Bắc - Nam Châu Âu (Bắc giáp Đức, Đông giáp Áo và Vương quốc Liechtenstein, Nam giáp Ý và Tây giáp Pháp). Giao điểm ba nền văn hoá quan trọng của Châu Âu: Đức, Pháp, Ý hội tụ tại đây. Thủ đô: Bern. Hai thành phố thương mại và tài chính lớn nhất Thụy sĩ Zurich, Geneva, đồng thời xếp vào hạng nhất và nhì thế giới về chất lượng đời sống cao. Các thành phố lớn khác như: Lausanne, Basel, St. Gallen, Chur, Lucern, Lugano.
    Diện tích rộng 41,285 km2¬, chiều dài nhất từ Bắc xuống Nam là 220km; chiều rộng nhất từ Đông sang Tây là 350km. Điểm thấp nhất là Ascona 196 mét, điểm cao nhất là đỉnh núi Darfour điểm cao nhất Châu Âu 4.634 mét (so với mặt biển). Tảng băng Aletsch dài nhất Châu âu trải dài hơn 23 km. Chính vì vậy Thụy Sĩ hình ảnh thế giới thu nhỏ, nơi có nhiều hồ như Ba Lan, nhiều tảng băng khổng lồ như Iceland, nhiều đồi núi như Nepal, nhiều vườn cây ăn quả sánh với Ý.


    Khí hậu: chia thành bốn mùa rõ rệt. Xuân(từ tháng 3 - tháng 5): nhiệt độ từ 15°C đến 20°C, cây lá nở hoa, đâm chồi nảy lộc. Mùa hè (tháng 6 - tháng 8): ấm áp từ 20° đến- 30°. Thu (từ tháng 9 đến tháng 11): trái quả chín mùi, sắc lá chuyển màu. Đông (từ tháng 12 đến tháng 3): phủ đầy tuyết, nhiệt độ dưới 0°.
    Dân số: 7.523.934 người (2006)
    Chính trị xã hội
    Thụy Sĩ viết tắt CH (Confoederatio Helvetica) ra đời vào năm 1848 .bao gồm 26 bang tự trị, mỗi bang có hệ thống riêng về hiến và luật pháp, toà án, an ninh, luật thuế. Nghị viện mỗi bang tự do quyết định quản lý hệ thống xã hội.
    Quốc hội Thụy Sỹ gồm có Hội đồng quốc gia (National Council) và Hội đồng nhà nước (Council of States) gồm 246 nghị sỹ, nhiệm kỳ 4 năm.
    Hội đồng Quốc gia (hay Hạ viện) có 200 nghị sĩ được bầu theo quy định của luật liên bang, được bầu từ 26 bang, mỗi bang là một đơn vị bầu cử. Số lượng nghị sĩ nhiều hay ít tùy thuộc vào dân số lượng cử tri trong từng bang.
    Hội đồng Nhà nước (hay Thượng viện) có 46 nghị sĩ và được bầu theo quy định của từng bang.
    Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sỹ họp 4 kỳ, mỗi kỳ khoảng 3 tuần: kỳ họp mùa xuân; kỳ họp mùa hè; kỳ họp mùa thu và kỳ họp mùa đông.
    Cấp hành chính thấp nhất ở Thụy Sĩ là các hạt (gemeinden, communes, comuni, vischnancas). Có 16 bang có cấp hành chính quận (bezirke, amter, amtsbezirke, district, distretto), trong khi 10 bang còn lại không có. Vài hạt có thể tập hợp thành một vùng (circle), tuy nhiên đây không phải là một cấp hành chính.
    Thể chế chính trị xuất hiện từ thời lập nước Thụy Sĩ đựơc xem là nhà nước liên bang tự trị. Hệ thống thượng nghị viện, hạ nghị viên nắm quyền quyết định nền chính trị xã hội và bầu ra 7 thủ tướng đảm nhiệm chức năng đối ngoại, quốc phòng, kinh tế, giao thông, giáo dục xã hội, tài chính, pháp lý. Bảy thủ tướng lần lượt thay nhau nắm chức vị tổng thống đại diện đất nước nhưng không có nhiều tiếng nói trong việc quyết định về chính trị. Chế độ chính trị dân chủ trực tiếp đến quần, người dân Thụy sĩ có quyền quyết định trực tiếp thay đổi các luật lệ, hiến pháp nhà nước. Chính vì vậy Thụy sĩ có nhiều cuộc bầu cử diễn ra hàng năm.
    Thống kê cho thấy khoảng 2/3 dân số sống ở ngoại ô, nông thôn, miền núi, 1/3 dân số sống trung tâm các thành phố lớn và nhỏ. Luật xây dựng đô thị quy định phân chia rất chính xác, rõ ràng khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi. Diện tích đất xây dựng nhà cửa giới hạn, giá xây nhà rất cao, uớc tính 20% phí thu nhập được chi trả việc thuê nhà, khoảng 1/3 dân số sở hữu nhà riêng hoặc căn hộ.
    2.2 Văn hóa Thụy Sĩ
    2.2.1 Văn hóa vật chất
    Kinh tế Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên thế giới.
    Đồng tiền: Swiss Franc (SFr.) - (tỷ giá: 1 SFr. = 1,24 USD)
    GDP: GDP đạt 300,2 tỷ USD và GDP/người đạt 41.100 USD (năm 2007)
    Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,1% (năm 2007)
    Tỉ trọng các ngành kinh tế:
    ã Nông nghiệp: 4,80%
    ã Công nghiệp: 24,90%
    ã Các ngành dịch vụ: 70,40%
    Khoảng dưới 10% dân số Thụy Sỹ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là lĩnh vực được Chính phủ hỗ trợ rất nhiều.
    Khoảng 40% dân số làm việc trong các ngành công nghiệp, thương mại và tiểu thủ công nghiệp bao gồm dệt may, máy móc kim loại được xuất khẩu rất nhiều ra các nước bên ngoài.Hơn 50% dân số làm việc trong lĩnh vực dịch vụ bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, du lịch .trong đó, ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của Thụy Sỹ
    Ngoại thương Thụy Sĩ phát triển khá mạnh
    Một số số liệu kinh tế:
    ã Tăng trưởng kinh tế: -0,3%
    ã Xuất khẩu: 78,9 tỉ US$
    ã Nhập khẩu: 80,1 tỉ US$
    Ngành kinh tế chủ yếu của Thụy Sĩ là hóa chất, kim loại, đồng hồ, nông nghiệp và dịch vụ. sản phẩm xuất khẩu nước ngoài nhiều nhất là hóa chất (34%), máy móc và đồ điện (20.9%), vật dụng/ dồng hồ (16.9%), tổng số lượng hàng xuất khẩu đúng thứ 3 thế giới. Nước xuất khẩu chính chủa Thụy Sĩ là Đức (21.9%), Ý (8.4%), Pháp (8.3%), Úc (8.3%), Anh (5.2%) và Áo (4.4%). Nhập khẩu chính chủa Thụy Sĩ là máy móc, hóa chất, xe hơi, sản phẩm nông nghiệp, kim loại và dệt may. Nhập khẩu từ Đức là nhiều nhất (28.3%), Ý (10.4%), Mỹ (9.6%), Pháp (8%), Bắc Kinh (4.2%) và Anh ( 4%)
    Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn thủy điện, gỗ và muối mỏ.
    Thụy Sĩ là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên.
    Tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế - tài chính trên toàn cầu. Thụy Sĩ thi hành chính sách kinh tế thị trường xã hội, chủ yếu dựa trên cơ sở tư nhân.
    Thụy Sĩ là nước có mức sống cao. Bên cạnh đó cũng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại như OECD, WTO, EFTA, JEC.
    Giao thông
    Thụy Sĩ mặc dù địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, ngăn chăn bởi các dãy núi An-pơ tuy nhiên Thụy sĩ là ngã tư giao thông Châu âu từ đông sang tây, từ bắc xuống nam. Phương tiện giao thông công cộng sử dụng rất phổ biến như tàu điện, xe buýt, tàu thủy. Đường hầm Gotthard dài 19 km điểm nối liền Bắc –Nam Châu Âu xuyên qua dãy An-pơ được xem là đường ngầm dài thứ hai thế giới được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Điều đáng ngạc nhiên thay, tuy nằm giữa lục địa đất liền nhưng Thụy Sĩ là trung tâm vận chuyển đường thủy rất quan trọng từ biển Bắc đến các nước Châu Âu và ngược lại. Hải cảng thương mại Basel với những hạm đội hiện đại nhất thế giới vận chuyển hàng hoá như dầu hỏa, kim loại, máy móc, thực phẩm, xúc vật, trang thiết bị, và sản phẩm hoá chất
    Bảo hiểm và thu nhập
    Người dân Thụy Sĩ chi tiêu đến 21% thu nhập cho phí bảo hiểm nghề nghiệp, hưu trí, y tế . Người dân Thụy sĩ có mức thu nhập đầu người cao nhất nhì thế giới, dựa vào trình độ, kiến thức khả năng học vấn, lương thu nhập sẽ khác nhau. Theo thống kê trong 70 thành phố trên thế giới số tiền lương cao có hai thành phố Zürich và Geneva.
    Tuổi về hưu: nam là 65 và nữ là 64. Lực lượng lao động nước ngoài chiếm một tỷ lệ cao, cứ 4 người lao động có 1 người lao động nước ngoài, phần lớn đến từ các Pháp,Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nam Tư, Áo, Anh .
    2.2.2 Văn hóa tinh thần
    2.2.2.1. Các phong tục tạp quán
    Trước buổi họp, mọi người nên bắt tay với nhau, một trong những cách thể hiện sự kính trọng trong giao tiếp kinh doanh Thụy Sĩ là gọi tên chức vụ trước, sau đó là tên họ. Chỉ khi nào người ta cho phép mới nên gọi tên thường.
    Người Thụy Sĩ là người không cởi mở. Do đó, đừng nên đề cập đến những câu hỏi mang tính cá nhân đến khi có quan hệ tốt ( tránh hỏi những câu về nghề nghiệp, tuổi tác, hôn nhân, tín ngưỡng )
    2.2.22 . Thói quen
    Về thói quen tiêu dùng, gần 2 thập niên qua, giới tiêu dùng Thụy Sĩ có xu hướng thay đổi nhiều trong thói quen ăn uống. Lượng thịt tiêu thụ bắt đầu giảm từ những năm 90. Trong khi đó, rau củ quả lại tăng mạnh. Cũng theo kết quả điều nghiên này, vài năm trở lại đây, chi tiêu cho thức ăn và mức giá bán ra của thực phẩm tại Thụy Sĩ đã giảm đáng kể. Nỗi ám ảnh béo phì, nguy cơ gia tăng hàng loạt các bệnh liên quan đến ăn uống đã khiến người dân tìm cách hạn chế chất béo, đạm trong các bữa ăn, thay vào đó là nhiều chất xơ hơn. Chính vì lẽ đó, nhiều nhà sản xuất thực phẩm nội địa Thụy Sĩ phải bổ sung một vài "lợi ích phụ" vào thực phẩm cơ bản nhằm duy trì thị phần của mình khi thị trường đã bão hòa. Các "lợi ích phụ" được hiểu là thực phẩm có các tính chất đặc biệt về chất lượng, chẳng hạn, thực phẩm có nguồn gốc sạch, tự nhiên, sản phẩm tiện lợi, thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe .
    Chính sách đối ngoại: Thụy Sỹ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sỹ trên thế giới. Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng, xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy Sỹ từ 1815 tới nay.
    Thụy Sỹ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp. Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế. Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Thụy Sỹ.
    Chính sách an ninh tiền tệ và giữ kín bí mật ở ngân hàng làm cho Thụy Sĩ trở thành một địa điểm an toàn cho các nhà đầu tư. Do đất nước có diện tích nhỏ và chuyên môn hóa cao trong lao động, nên ngành công nghiệp và thương mại là các nhân tố chìa khóa cho nền kinh tế Thụy Sĩ.
    2.2.2.3. Ngôn ngữ
    ã Tiếng Đức: 65%
    ã Tiếng Pháp: 18%
    ã Tiếng Ý: 10%
    ã Các ngôn ngữ khác: 7%
    Sử dụng ngôn ngữ khác nhau phần nào tạo nên những nét văn hóa khác nhau giữa các nhóm người.
    Vi dụ: Người vùng Đức:
    Thứ nhất, họ là người rất đúng giờ. Đến muộn vài ba phút được coi là rất mất lịch sự. Thứ hai, họ rất ngăn nắp, sạch sẽ, well-organized mọi thứ. Tất cả mọi giấy tờ đều được file gọn gàng, nhắm mắt có thể biết được cái gì để ở đâu, phía nào, trên hay dưới. Thứ ba, họ là người làm việc rất chăm chỉ, cần cù.Làm việc weeken cũng rất bình thường nếu công việc cần thiết. Thứ tư, người vùng Đức ít nói hơn hẳn so với người vùng Pháp và vùng Ý.
    2.2.2.4. Thẫm mỹ-Thể thao
    Thụy Sĩ là nước nhỏ ở châu Âu nhưng nổi tiếng với những ngọn núi đẹp đầy tuyết phủ, những thành phố có sức lôi cuốn đặc biệt.Nơi đây có nhà thờ Grossmuenster, được xây dựng từ thế kỷ 11 với phong cách mang đậm kiến trúc La Mã. Và đến Lucerne, cố đô của Thụy Sĩ xem tác phẩm điêu khắc những người lính Thụy Sĩ bảo vệ vua Louis XVI, cầu Chapel, nhà thờ Jesuit. Tiếp theo là bảo tàng của tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, nơi lưu trữ những tư liệu, phim ảnh về quá trình hình thành và phát triển của hội. Bạn cũng có thể ngắm nhìn chiếc đồng hồ hoa nổi tiếng với 6.300 bông hoa tươi trong công viên Anh Quốc bên hồ Geneve; hay chiếc đồng hồ lớn nhất châu Âu với đường kính mặt đồng hồ 128,7m; hoặc dạo bộ trên những con đường cổ kính của Thụy Sĩ, mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại .
    Hội đủ 3 nền văn hóa: Ý, Pháp và Ðức, không phải là thành viên của Liên minh châu Âu, song Thụy sĩ được coi là quốc gia mang đậm nét Âu nhất của châu lục này. Do đặc tính của lịch sử hình thành và phát triển, nếp sống của người dân nơi đây pha trộn giữa phong cách sống cởi mở, hiện đại lẫn những tập tục truyền thống. Sự pha trộn này khiến người Thụy Sĩ có "gu" thẩm mỹ rất cá biệt. Nguyên tắc về thẩm mỹ đồng thời là phương châm sống của người Thụy Sĩ là "nhỏ là đẹp". Nên những sản phẩm tinh xảo, đòi hỏi dụng công chăm chút rất được lòng người tiêu dùng Thụy Sĩ.
    Hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, áo quần đan thêu bằng tay sẽ là lựa chọn đầu tiên trong nhóm hàng tiêu dùng ở thị trường. Nhờ có mức sống cao (GDP đứng thứ 3 thế giới) nên người Thụy Sĩ có thói quen xài sang, nhanh làm quen với sản phẩm mới, đặc biệt là nếu tìm thấy sản phẩm độc đáo. Mẫu mã mới lạ và chất lượng tốt là hai yêu cầu hàng đầu của người tiêu dùng nơi đây.
    Thụy sĩ lại có những gương mặt thể thao mùa đông như trượt tuyết, trượt ván, luôn tham gia và đoạt nhiều huân chương trong những thế vận hội thể thao thế giới nổi tiếng trên thế giới mùa đông, mùa hè. Cây vợt Tennis số 1 thế giới Roger Federer (2004-2008) đã đoạt tất cả các giải khác nhau trên thế giới, Martina Hingis từng là cây vợt nữ số 1 trẻ nhất từ xưa đến nay ở tuổi 16. Năm 2001 và 2007 cả thế giới đều khán phục với chiến thắng vẻ vang đua thuyền buồm với đội tuyển New Zealand mạnh nhất thế giới (kế quả 5:0). Đồng đội đua thuyền Alingi Thụy sĩ trong lịch sử hơn 150 năm đã mang chiếc cúp đầu tiên về Châu âu, mặc dù Thuỵ sĩ không có biển cả mà chỉ có sông hồ.
    2.2.2.5. Tôn giáo
    Đạo Thiên Chúa và Tin Lành đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành rõ nét Thụy Sĩ ngày nay.Trong đó Công giáo La mã: chiếm 42%, Tin lành: 35%; Đạo Hồi: 4%.
    Tôn giáo số lượng tham gia nhà thờ giảm đáng kể trong vài năm gần nay, chỉ có 16% người Thụy Sĩ nói rằng tôn giáo quan trọng với họ sau nghề nghiệp, gia đình, thể thao hay văn hóa. Mặc dù vậy đạo Thiên Chúa và Tin Lành vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành rõ nét Thụy Sĩ ngày nay. Lễ hội truyền thống vẫn còn được giữ lại khắp nơi trên đất nước từ thành phố đến nông thôn, vùng quê. Những lễ hội lớn như kỉ niệm ngày Quốc khánh 1.8, lễ hội phục sinh (Easter) , Christmas, hóa trang Carnival,
    2.2.2.6. Giáo dục
    Thụy Sỹ là quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên nên giáo dục và tri thức trở thành một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của đất nước này. Thụy sỹ hiện tại là một trong số các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Trong đó chính phủ Thụy Sĩ đặc biệt chú ý đến nền giáo dục phổ thông. Một điều khá lạ là Thụy Sỹ không có Bộ Giáo dục. Chính sách giáo dục sẽ do mỗi tỉnh, huyện và cộng đồng cùng quyết định tùy thuộc văn hóa dân tộc, môi trường đặc thù ở mỗi địa phương. Thụy Sỹ chỉ có một hội đồng giáo dục liên bang được Chính phủ thành lập để nắm được các hoạt động giáo dục trên toàn quốc.
    Về mặt cơ cấu tổ chức và bằng cấp, giáo dục đại học Thụy Sĩ tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu, sinh viên dễ dàng học chuyển tiếp tại môi trường đại học trên thế giới: Bằng đại học: 3 năm; Thạc sĩ: 2 năm; Tiến sĩ: 3 năm.
    Không như Việt Nam, bậc học GDPT ở Thụy Sỹ có 13 năm
    - Giáo dục trước tiểu học: Bậc học này là không bắt buộc, nhưng giúp các em làm quen với các cấp học bắt buộc sau này, tất cả trẻ em ở các tỉnh đều có quyền đi học ở cấp này. Bắt đầu lên lớp 3 các cháu phải học thêm một ngôn ngữ dân tộc trường vùng Đức thì học thêm tiếng Pháp hoặc Ý).
    - Giáo dục tiểu học: Từ 4 – 6 năm tuỳ theo từng bang, là hình thức giáo dục bắt buộc ở Thụy Sĩ. Lên lớp 5 thì học thêm ngôn ngữ dân tộc thứ hai.
    - Giáo dục trung học gồm: a - Trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9 hoặc lớp 10 tuỳ theo từng bang): vẫn là bậc học bắt buộc. Lên trung học đệ nhất cấp (tương tự bậc THCS của ta) học sinh tiếp tục học hai ngoài tiếng mẹ đẻ (thí dụ ở trường vùng nói tiếng Pháp thì học thêm tiếng Đức hoặc Ý; ngôn ngữ dân tộc và học thêm một ngoại ngữ, thường là tiếng Anh; b - Trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12): hết giai đoạn giáo dục bắt buộc.Sang trung học đệ nhị cấp học sinh tiếp tục học các ngôn ngữ dân tộc và ngoại ngữ như đã học ở đệ nhất cấp. Lúc này học sinh đã 16 tuổi, học sinh có thể lựa chọn: học văn hoá chung hay học nghề.
    - Giáo dục đại học:
    Giáo dục đại học Thụy Sĩ chia làm hai nhóm chính:
    Thứ nhất là, các trường đại học tổng hợp dành cho những học sinh theo học chương trình văn hoá chung. ở Thụy Sĩ có khoảng 12 trường đại học tổng hợp gồm 10 trường trực thuộc bang và 2 trường Bách khoa trực thuộc liên bang (mỗi trường có nhiều chi nhánh). Các trường trực thuộc bang có cơ cấu tổ chức tương đối giống nhau. Đa số các trường đều có khoa Kinh tế, khoa Luật, khoa học chính xác, khoa học xã hội. Hai trường Đại học Bách khoa thì đào tạo kỹ sư, các môn khoa học chính xác, khoa học tự nhiên.
    Thứ hai là, các trường đại học chuyên ngành dành cho những học sinh học nghề từ PTTH muốn đạt trình độ đại học về học nghề: có khoảng 70 trường đại học với hơn 300 chuyên ngành đào tạo. Về mặt trình độ hay bằng cấp các trường này hoàn toàn tương đương với các trường đại học tổng hợp kể trên. Điểm khác nhau duy nhất là các trường này đặc biệt chú trọng tới thực hành trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, nhạc, nghệ thuật, y tế, quản lý hành chính ( những chuyên ngành trên cũng được dạy trong các trường đại học tổng hợp).
    Học phí ở các trường (kể cả đại học công lập và tư thục) của Thụy Sĩ tương đối thấp. Tuy nhiên việc xin học ở các trường này không dễ vì đòi hỏi kiến thức kinh điển rất cao. Sinh viên cũng có thể lựa chọn bất cứ một chuyên ngành nào theo mong muốn như: Quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, môi trường, v.v được đào tạo bằng tiếng Pháp, Đức và ý. Dịch vụ ngân hàng, khách sạn và du lịch là thế mạnh của giáo dục - đào tạo Thụy Sĩ.
    Các trường tư ở Thụy Sĩ độc lập với chính phủ. Học phí cao, chuẩn mực và đòi hỏi kiến thức kinh điển khác nhau rất nhiều giữa các trường. Các trường tư đôi khi cũng được Chính phủ trợ giúp, đổi lại Chính phủ cũng có hình thức quản lý tương ứng. Vậy nên một số bằng cấp được Chính phủ Thụy Sĩ công nhận.
    Cơ quan nhà nước Thụy sĩ (Swiss National Science Foundation SNSF) còn dẫn đầu trong việc tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học, khởi xướng thúc đẩy các trung tâm Quốc gia có trách nhiệm về nghiên cứu (NCCR) thực thi trên mọi lãnh vực học thuật khác nhau. Nguồn tài trợ đáng kể được trực tiếp cung cấp đến các Viện Đại học Thụy sỹ và nhiều Viện nghiên cứu nổi bất khác.
    Thụy sỹ là chủ nhà của tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN). Các công ty tư nhân quốc tế, các công ty chủ nhà quy mô và kể cả các công ty mới thành lập đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ ngân sách phục vụ cho ngành nghiên cứu tại Thụy sỹ.
    Tính theo bình quân đầu người thì Thụy sỹ là nước có giải Nobel nhiều nhất thế giới và cũng là một trong số các quốc gia có nhiều bằng sáng chế nhất. Nhà khoa học đoạt giải Nobel Heinrich Rohrer đã nói “Bạn có thể tự phát triển mình ở đây bởi xung quanh”
    Theo lời trích dẫn của nhiều báo chí toàn cầu thì lãnh vực nghiên cứu ớ Thụy sỹ được đánh giá là có chất lượng cao nhất. Vì vậy các trình độ từ Thạc cỹ đến Tiến sỹ được đào tạo tai đây đã có được một bước khởi đầu tốt đẹp cho những ai chọn sự nghiệp nghiên cứu học thuật
    2.2.2.7.Cách thức tổ chức của một xã hội thông qua cấu trúc của xã hội đó
    Có 3 đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa, Thụy Sĩ cũng có những nét đặc biệt của nó trong số những đặc điểm chung
    - Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể thường có sự đối lập.Các xã hội phương Tây có xu hướng nhấn mạnh ưu thế cá nhân trong khi các xã hội khác lại nhấn mạnh ưu thế tập thể. Mỗi xu hướng đều có cái lợi và cái hại riêng của nó.Nếu coi trọng cá nhân thì tính năng động sáng tạo được phát huy cao độ nhưng lại làm suy yếu mối quan hệ giữa các cá nhân, gây ảnh hưởng xấu đến ý thức của cá nhân đối với tập thể. Còn coi trọng tập thể thì tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên làm việc vì lợi ích chung song lại thiếu năng động và gây ra tính ỷ lại.
    Cụ thể thì sao, Thụy Sĩ cũng là 1 nước Châu Âu nên sự phát triển của tư duy cá nhân rất được coi trọng. Con người Thụy sĩ được đánh giá chung là cá tính độc lập khá cao và tinh thần trách nhiệm lớn trong công việc. họ là người làm việc rất chăm chỉ, cần cù. Làm việc 10 tiếng một ngày là chuyện bình thường.Có lẽ đó cũng chính là lí do vì sao kinh tế Thụy Sĩ thành công đến thế.
    - Sự phân cấp trong xã hội
    Yêu cầu của nền giáo dục Thụy Sĩ cũng khá cao. Thụy Sĩ là một quốc gia phát triển, văn minh và hiện đại với thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2 trên thế giới. Hiện nay số sinh viên quốc tế đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học của Thụy Sĩ chiếm 40% tổng số sinh viên của đất nước xứ sở của ngành sản xuất đồng hồ này và con số 40% này đang ngày càng tăng dần lên.
    Thụy Sĩ có các trường nhà nước và các trường tư thuộc các cấp và phạm vi khác nhau. Trường công do chính phủ các tiểu bang cung cấp tài chính và giám sát hoạt động. Nhìn chung, Thụy Sĩ có hệ thống giáo dục chất lượng cao, không chỉ phù hợp với các sinh viên trong nước mà còn phù hợp với cả sinh viên quốc tế. Hiện nay số sinh viên quốc tế đang học tại các trường đại học của Thụy Sĩ chiếm đến 40% tổng số sinh viên của trường và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng dần lên.
    +Rất khó để nhập quốc tịch Thụy Sĩ
    Chính quyền và giới doanh nhân Thụy Sĩ đều nói họ hoan nghênh nhân công tay nghề cao của nước ngoài; vì vậy họ không có lý do từ chối nhận những người Đức láng giềng có trình độ văn hóa cao. Nhưng trong thực tế, chính quyền Thụy Sĩ lại luôn luôn tỏ ra rất chặt chẽ trên vấn đề cho người ngoại quốc nhập quốc tịch nước này. Theo luật hiện hành, người nước ngoài phải sống tại Thụy Sĩ đủ 12 năm mới được xin nhập quốc tịch, trừ trường hợp là vợ chồng con cái của công dân Thụy Sĩ thì có thể yêu cầu thấp hơn. Tuy thế, được Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ cho phép nhập quốc tịch cũng chưa đủ mà còn phải được chính quyền cấp bang và cấp thành phố thị trấn sở tại đồng ý; khi đó còn phải trải qua nhiều khâu điều tra xem xét, cuối cùng còn phải nộp một khoản lệ phí nhập quốc tịch khá cao, sau đó mới được nhận một cuốn hộ chiếu Thụy Sĩ bìa đỏ. Vì vậy tỷ lệ người nước ngoài nhập quốc tịch Thụy Sĩ thấp nhất trong các nước châu Âu.
    -Đối lập nam nữ
    Trong một số xã hội thì mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc là rất rõ nét.
    Thụy Sỹ không phải là đất nước ngọt ngào đối với những phụ nữ muốn vươn xa trên con đường sự nghiệp. Đa số đàn ông Thụy Sỹ cho rằng vị trí của người phụ nữ là ở ở nhà, đặc biệt là ở trong bếp. Phụ nữ Thụy Sỹ không có quyền bỏ phiếu đến tận năm 1971. Luật hôn nhân Thụy Sỹ được sửa đổi năm 1988 (81 năm sau khi Luật này ra đời lần đầu tiên) mới bắt đầu cho phép người vợ có quyền bình đẳng với chồng. Phụ nữ Thụy Sỹ cũng là những người ít nhiệt tình nhất trong số các nước ở châu Âu đối với phong trào giải phóng phụ nữ. Người Thụy Sỹ chậm thay đổi, cả trên góc độ cá nhân lẫn góc độ cả đất nước. Tuy nhiên, họ lại rất nhanh nhẹn trong việc nắm lấy công nghệ mới, đặc biệt là những công nghệ khiến họ đã giàu lại càng giàu thêm.
    - Bản chất tránh rủi ro. Người Thụy Sỹ hưởng cuộc sống bình yên đã quá lâu đến mức họ quên mất thế giời thực là như thế nào. Sự thịnh vượng và ổn định tưởng chừng như vĩnh viễn của Thụy Sỹ chỉ bị lung lay bởi cuộc suy thoái trong những năm 90. Cuộc suy thoái này đã làm người Thụy Sỹ lung lay đến tận gốc. Những mối quan tâm hàng đầu của người Thụy Sỹ hiện nay là vấn đề thất nghiệp, nghiện ma tuý, viện an dưỡng, người nhập cư, môi trường, quỹ lương hưu, quan hệ với EU, lạm phát, tội phạm, nhà cửa và thuế.
    Như vậy nhìn chung thì Thụy Sĩ mang trong nó đặc tính của văn hóa kinh doanh trọng động mang tính hiện đại, năng động cao. Cần phải học hỏi để ứng dụng những cái tốt của Thụy Sĩ vào trong văn hóa kinh doanh Việt. Nhiều công ty và tổ chức quốc tế nổi tiếng đã chọn Thụy sỹ như là Tổng hành dinh Châu Âu cho riêng mình, mặc dầu Thụy sỹ không phải là thành viên của các nước trong khối liên minh Châu âu. Thụy sĩ, nơi thích hợp cho các cuộc hội nghị song phương. Cơ hội tìm việc làm thì nhiều và dễ dàng, mức sống có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tốt, hơn nữa tình hình an ninh chính trị và kinh tế ổn định. Đó là tất cả lý do tại sao Thụy sỹ là nơi tuyệt vời nhất được chọn để học tập và tiến hành nghiên cứu.I THIỂU 2 TRANG)
    Khác văn hóa có nghĩa là khác phép xã giao và nghi thức ngoại giao. Để hiểu văn hóa kinh doanh của một nước, phép xã giao và nghi thức ngoại giao là quan trọng trong việc kinh doanh thành công ở nước ngoài.
    2.3 Văn hóa kinh doanh Thụy Sĩ
    2.3.1 Một số ngành công nghiệp mũi nhọn
    Ngành hóa chất và dược phẩm: Thụy Sĩ rất nổi tiếng về ngành dệt, nhuộm, hương liệu, trong đó tập đoàn Givaudan dẫn đầu toàn thế giới về sản xuất hương liệu. Ngoài ra ngành dược phẩm cũng được nhiều người biết đến với cái tên Basel nơi tập trung của nhiều hãng dược nổi tiếng (Novartis – Sandoz và Ciba-Geigy sáp nhập năm 1990; Roche).
    Công nghiệp hóa chất và dược phẩm xuất khẩu khoảng 85% sản phẩm sản xuất ra. Nhiều công ty hàng đầu về công nghệ thực phẩm như: Nestlé, Jacobs-Surchard .
    Công nghiệp sản xuất đồng hồ: Với truyền thống lâu đời, ngành công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ thực sự phát triển mạnh sau Thế chiến thứ hai, sau khi nhiều công ty đồng hồ ở Châu Âu bị phát hủy trong chiến tranh và vượt lên so với các đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Giá trị xuất khẩu của ngành trong năm 2005 là 11 tỉ franc.
    Dịch vụ: Ngày nay, hơn 50% dân số Thụy Sĩ làm việc trong các ngành dịch vụ: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, và du lịch. Sự chuyên môn hóa cùng với sự ổn định về chính trị và hệ thống tiền tệ đã biến Thụy Sĩ thành nơi an toàn cho việc cất giữ tài sản và là nơi đầu tư an toàn cho nhiều nhà đầu tư quốc tế. Cộng với đặc trưng về tính bảo mật càng làm cho ngành ngân hàng nơi đây càng hấp dẫn. Có thể kể đến hai gã khổng lồ là Credit Suisse và UBS.
    Zurich, Baloise, Vaudoise, Generali . là những công ty bảo hiểm nổi tiếng, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
    Ngành công nghiệp nặng ngày càng chứng tỏ thế mạnh của mình trong nền kinh tế so với ngành ngân hàng và sản xuất đồng hồ. Là một trong những nước đi đầu trong việc áp dụng những thành tựu về thủy điện vào sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí, Thụy Sĩ có tỉ trọng xuất khẩu các loại máy móc cơ khí chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.Ngành nông nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm nổi tiếng: súp ăn liền (Knorr, Magi), công ty biến thực phẩm Nestlé, chocolat .
    Du Lịch: Thụy sĩ được xem là chiếc nôi của ngành công nghiệp du lịch từ thế kỷ 19 thu hút số đông du khách thế giới. Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn thứ ba sau ngành sản xuất kim loại và dược phẩm. Với 7,4 triệu dân, nhưng có đến 5600 khách sạn lớn nhỏ phục vụ hơn 35 triệu khách du lịch mỗi năm thu nhập đến hơn 20 tỷ US đô la từ du khách trong và ngoài nước. Ngành du lịch đứng hàng thứ ba cả nước về xuất khẩu sau công nghiệp nặng và dược phẩm.


    Một vài điểm đáng chú ý:
    Đặc biệt Thụy sĩ là quốc gia có chính sách xử lí rác tốt. Cách đây ba chục năm, hầu như tất cả các dòng sông và hồ nước ở Thụy Sĩ đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính phủ đã xây dựng một hệ thống hiện đại xử lý nước thải đô thị, bảo đảm toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chỉ sau khi được xử lý đạt được tiêu chuẩn nước sạch rồi mới được dẫn vào sông hồ. Người dân Thụy Sĩ tự hào vì có ít nhất 80% nước hồ của họ có thể trực tiếp dùng để uống chẳng cần phải đun sôi. 6 năm trước, Thụy Sĩ bắt đầu thực thi Luật Cấm chôn rác; cụ thể là chỉ được chôn các loại rác thải không đốt cháy được, không tuần hoàn sử dụng được và các vật còn lại của rác đô thị sau khi đốt. Hơn 30 năm trước, ở đây họ đã thực hiện chế độ phân loại rác. Ngày nay việc phân loại rác càng chi li, nghiêm ngặt hơn, thậm chí ngay cả chai lọ có công dụng khác nhau cũng phải phân loại để xử lý riêng. Trên đường phố, đâu đâu cũng thấy những thùng rác có biển tên khác nhau chỉ rõ thùng nào đựng loại rác nào, chứ không phải tất cả các loại rác đều chứa chung vào một thùng. người dân nước này triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt.
    Một thí dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào đều bị phạt nặng bằng tiền; hơn nữa, dù chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây ở nơi này thì bắt buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác.
    Hiến pháp Thụy Sĩ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của nhà nước. Trong lần sửa đổi hiến pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi trường và sửa sang lãnh thổ”. Ngoài ra, Thụy Sĩ còn chú trọng nghiên cứu và đẩy mạnh áp dụng các kiến trúc bảo vệ môi trường kiểu mới. Tòa nhà trụ sở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) là một thí dụ kiểu mẫu.( Về mùa nóng, khi đi vào tòa kiến trúc đồ sộ này bạn sẽ cảm thấy dù ngoài trời nắng chói chang nóng bức là thế mà trong nhà lúc nào cũng mát rượi rất dễ chịu.
    Đây không phải là cái mát nhân tạo do hệ thống điều hòa nhiệt độ đem lại – vì tòa nhà này không hề trang bị hệ thống ấy. Nơi sinh ra luồng không khí mát mẻ ấy chính là một hầm lớn chứa đầy nước đá ở dưới gầm nhà; không khí ngoài trời trước hết được “kéo” vào đây rồi mới dẫn lên nhà.
    Nước đá mùa đông rất sẵn, chẳng mất tiền điện để làm đá. Không trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ có nghĩa là không cần tới cách làm mát sử dụng khí fluorine, một chất khí độc có mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường. Cách làm mát thiên nhiên này thật ưu việt, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa bảo vệ môi trường sống trong sạch cho con người.)
    Đây cũng là điều mà Việt Nam cần học hỏi để bảo vệ môi trường tốt hơn, nâng cao ý thức của người dân và các doanh nghiệp kinh doanh nhằm tạo mội trường kinh doanh bền vững.
    Tiền tệ của Thụy Sỹ là đồng Franc Thụy Sỹ. Một Franc Thụy Sỹ bằng 100 Cent.Tiền giấy có mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200 và 1000 Franc. Còn tiền xu mệnh giá 5, 2, 1 Franc và 50, 20,10 và 5 Cent. Tuy nhiên đồng Euro cũng được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cửa hàng của đất nước này.
    Giờ làm việc của các công ty và ngân hàng .Các ngân hàng tại Thụy Sỹ mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6, từ 8h đến 16h30.ệ thống máy rút tiền tự động hoạt động 24/24h trên khắp các thành phố của Thụy Sỹ.Các cửa hàng mở cửa từ 8h sáng đến 18h30 từ thứ 2 đến thứ 6, riêng thứ 7 mở cửa từ 8h sáng đến 17h.Các công ty làm việc từ 8h sáng đến 17h từ thứ 2 đến thứ 6.
    Năm nay, Thụy Sĩ đã "truất ngôi" Mỹ chiếm vị trí đầu bảng về sức cạnh tranh trong danh sách 125 nước do Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos công bố ngày 26/9. Từ vị trí thứ tư trong danh sách xếp hạng năm ngoái, Thụy Sĩ đã xuất sắc vượt qua Mỹ, Phần Lan và Đan Mạch. TỐI THIỂU 2 TRANG)
    2.3.2 Con người Thụy Sĩ
    Thụy Sỹ là vì dụ điển hình cho sự thống nhất trong đa dạng. Thế nên sẽ có những điểm khác nhau về tính cách giữa người Thụy Sỹ nói tiếng Pháp, Đức, Ý và Romansch, dân cư Thụy Sỹ là hỗn hợp những người nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới.Một số đặc tính của người Thụy Sĩ:
    -Tính nghiêm nghị của người Thuỵ Sỹ có nguồn gốc từ nền chính trị và tài chính ổn định lâu dài trong lịch sử đất nước Thụy Sỹ
    -Đối với nhiều người nước ngoài, người Thụy Sỹ không phải là những người vui tính, tâm hồn hơi mờ nhạt và thiếu sự hài hước. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân do người Thụy Sĩ có mức sống cao. Tham khảo trên một số diễn đàn, một số bạn bảo rằng “dân US vẫn gọi Thụy Sĩ là robotic paradise hay land of the living dead”.( Do một số hạn chế về thông tin và thời gian nên chúng tôi không xác minh các thông tin. Mà chỉ nêu ra dưới tính chất tham khảo.Một số thông tin về con người là trải nghiệm của một số người Việt đang sinh sống ở Thụy Sĩ)
    - Người Thụy Sỹ rất nghiêm túc về cuộc sống. Nhiều người Thụy Sỹ, nhất là những người thuộc vùng nói tiếng Đức, tin rằng thật là tội lỗi khi lười biếng, nghỉ hưu sớm hay là hưởng thụ cuộc sống.
    - Người Thụy Sỹ rất cẩn thận về chuyện tiền nong. Tính tiêt kiệm này cũng là một trong những phần tính cách làm cho người Thụy Sỹ mất đi sự mânh liệt và say đắm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...