Luận Văn Văn hóa kinh doanh nước Đức

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAÊN HOÙA KINH DOANH NÖÔÙC ÑÖÙC
    1. Tổng quan nước Đức, văn hoá và con người Đức
    1.1 Giới thiệu sơ lược về nước Đức
    Là một nước đông dân với một nền kinh tế phát triển vào bậc nhất ở Châu Âu, Đức có một vai trò quan trọng trong các tổ chức quân sự, chính trị cũng như kinh tế của Châu Âu. Trong chiến tranh lạnh, năm 1949 nước Đức đã bị chia cắt làm hai: phần phía tây thuộc nước CHLB Đức, phần phía đông thuộc về nước CHDC Đức. Sau khi Liên Xô tan rã và kết thúc chiến tranh lạnh, năm 1990 nước Đức đã thống nhất. Sau thống nhất, nước Đức đã phải mất nhiều tiền của để tăng năng suất và tăng lương cho phần phía đông của mình để đạt tiêu chuẩn của phương tây.
    + Vị trí địa lý
    - Tên nước: Cộng hòa Liên bang Đức
    - Thủ đô: Béc Lin
    - Tổng diện tích: 357,021 km2
    - Dân số: hơn 83 triệu.
    - Lãnh hải: 7,798 km2
    - Diện tích đất liền: 349,223 km2 .
    + Kinh tế thương mại
    Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay của Đức đã thoát ra khỏi tình trạng suy yếu của những năm 1990. Để hiện đại hoá và hoà nhập nền kinh tế của miền đông nước Đức với miền tây, nước Đức mỗi năm phải tiêu tốn khoảng 70 tỷ USD. Các khoản thuế kinh doanh và thuế thu nhập đóng góp vào ngân sách quốc gia năm 2001 không đủ để bù đắp cho tình trạng nhập siêu và nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng. Năm 2002 ngân sách có tăng lên khoảng 1%. Tuy nhiên, việc thâm hụt ngân sách và tăng tiêu dùng đã khiến mức nợ EU của Đức vào khoảng 3%.
    - Tổng thu nhập quốc dân (GDP): 2,184 nghìn tỷ USD.
    - Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 0,4%
    - Tỷ lệ lạm phát: 1,3%
    1.2 Con người Đức
    Tính cách nổi bật của người Đức
    -Tính kỉ luật cao
    -Có tinh thần tập thể
    -Có khiếu thẩm mỹ
    -Trí thức luôn có vị trí quan trong (đặc biệt là các nhà triết học)
    Người Đức thường được coi là có kỷ cương và ý chí trong công việc và trong cuộc sống, chặt chẽ trong chi tiêu và lạnh lùng trong giao tiếp.
    + Xưng hô
    Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ). Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ, ví dụ như: Thưa bà Mueller-Maier. Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ. Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von” không nên bị quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht”.
    + Lời khen
    Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ
    + Coi trọng phụ nữ
    Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.
    + Đi cùng xe
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...