Tiến Sĩ Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang bìa 2
    Lời cam đoan 3
    Danh mục các chữ viết tắt .6
    Danh mục các bảng 8
    MỞ ĐẦU 9

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 21
    1.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh 22
    1.1.1. Định nghĩa văn hóa kinh doanh 22
    1.1.2. Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh 25
    1.1.3. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh 29
    1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế 33
    1.3. Hai xu hướng nghiên cứu văn hóa kinh doanh 39
    1.3.1. Văn hóa công ty: Lý thuyết và mô hình của Edgar H. Schien 40
    1.3.2. VHKD quốc tế: Lý thuyết và mô hình so sánh của Richard Lewis 45

    CHƯƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH HOA KỲ VÀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI MỸ TRONG KINH DOANH 55
    2.1. Về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ 55
    2.2. Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển VHKD Hoa Kỳ 57
    2.3. Thực tiễn VHKD Hoa Kỳ và so sánh qua một số mô hình 79
    2.3.1. Mô hình của Edward T. Hall 80
    2.3.2. Mô hình của Geert Hofstede 85
    2.3.3. Mô hình của Fons Trompenaars 89
    2.4. Các đặc trưng tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ 95

    CHƯƠNG III: VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM- HOA KỲ: SO SÁNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 101
    3.1. Văn hóa trong kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: góc nhìn lịch sử, kinh tế và xã hội 101
    3.2. Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ: góc nhìn từ các mô hình nghiên cứu so sánh thực tiễn VHKD quốc tế 108
    3.3. Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: Góc nhìn từ một số doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam 120
    3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với doanh nhân Việt Nam 124
    KẾT LUẬN 143
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC 158

    MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngày nay, với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và đưa lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới.
    Mặc dù vậy, dường như chúng còn có nhiều mặt trái và tạo nên những “cú sốc văn hóa”, những “va chạm giữa các nền văn minh”, đã làm cho một số nước không thể phát triển nhanh và bền vững được, và lợi ích của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với những nước này hầu như rất hạn hẹp.
    Từ giác độ lý luận văn hóa kinh doanh, có thể cho rằng, đó là do những biểu hiện của cái chung và cái riêng, của những đặc tính chung và những đặc trưng riêng của văn hóa kinh doanh quốc tế. Mỗi một quốc gia đều có cách thức, tập quán kinh doanh riêng của mình; điều hiển nhiên đó là do mỗi quốc gia đều có nền văn hóa với những đặc tính riêng biệt, không giống nhau. Đồng thời khi giao lưu hội nhập quốc tế trong tiến trình toàn cầu hóa của nhân loại, những đặc tính chung, giống nhau sẽ phát huy tác dụng. Sự dung hòa những đặc tính chung và riêng trong văn hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội to lớn cho các nước thu được lợi ích trong kinh doanh toàn cầu; ngược lại, cũng sẽ gây nên nhiều thách thức to lớn, nếu không biết vượt qua, nhiều nước sẽ không thể vượt qua bẫy nghèo nàn và lạc hậu.
    Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là với các đối tác lớn.
    Trong các thị trường kinh tế chiến lược của Việt Nam hiện nay, Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng nhanh, từ gần 1,6 tỉ đô-la năm 2001 lên hơn 21,5 tỉ đô-la năm 2011 [102]. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng khá lớn, với 480 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,8 tỉ đô la, xếp thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài [42, tr.24] (Theo số liệu của phía Mỹ, đầu tư của Mỹ là 15,4 tỷ, đứng thứ 5 trong danh sách các nhà đầu tư [103]).
    Những số liệu này cho thấy, Hoa Kỳ có một vai trò rất quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Tham khảo thêm phụ lục 1, phụ lục 2).
    Việt Nam đã có thể xuất nhập khẩu nhiều hơn, hiệu quả hơn, hợp tác kinh doanh với Hoa Kỳ tốt hơn, nhưng sự hợp tác kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tiềm lực hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên, và một trong những nguyên nhân này chính là rào cản về văn hóa kinh doanh. Rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Kỳ với vốn liếng văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ ít ỏi, chưa thực sự hiểu các nhà quản lý, các doanh nhân Hoa Kỳ, cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ, suy nghĩ gì, tập quán kinh doanh, và cách thức làm việc của họ ra sao.
    Việt Nam đã ký kết và đang thực thi Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, và hiện nay, có một sự kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam là Việt Nam đang đàm phán với Mỹ và một số nước khác để thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do kiểu mới. Chúng tôi cho rằng, để thu được nhiều lợi ích trong một tổ chức to lớn này, bên cạnh những vấn đề khác, việc hiểu biết về văn hóa kinh doanh, tập quán kinh doanh của Hoa Kỳ (và các nước khác) sẽ tránh được những “cú sốc”, những “đụng độ”, giảm nhẹ những thiệt hại kinh tế, mở rộng đường cho hàng hóa và doanh nhân Việt Nam làm ăn thành công với các đối tác Hoa Kỳ là hết sức cần thiết và cấp bách.
    Chính vì vậy, có thể cho rằng, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Văn hóa kinh doanh đã hình thành từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên các công trình nghiên cứu có tính tổng quát và hệ thống chưa nhiều, thường trình bày theo hướng vấn đề đơn tuyến, do vậy trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước, luận án sẽ tổng quan lại theo cách trình bày các hướng nghiên cứu chính mà các học giả trong nước viết về chủ đề văn hóa kinh doanh, và những vấn đề liên quan đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các học giả Việt Nam.
    Trong khi đó, các công nghiên cứu về văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung, và văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ nói riêng, đã được nghiên cứu sâu và có tính khái quát cao ở nước ngoài. Do vậy, luận án trước hết sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu cụ thể về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, thực tiễn biểu hiện của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ; và các công trình nghiên cứu có tính khái quát hóa cao về mặt lý thuyết và mô hình trong nghiên cứu văn hóa kinh doanh quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ. Việc khái quát như vậy sẽ giúp cho việc đánh giá, đối chiếu, so sánh sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp hơn. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu và cách tiếp cận mang tính thực tiễn cho luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...