Tiến Sĩ Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang bìa .. 2
    Lời cam đoan
    3
    Danh mục các chữ viết tắt .6
    Danh mục các bảng 8

    MỞ ĐẦU 9
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 21
    1.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh. 22
    1.1.1. Định nghĩa văn hóa kinh doanh. 22
    1.1.2. Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh. 25
    1.1.3. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh. 29
    1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế 33
    1.3. Hai xu hướng nghiên cứu văn hóa kinh doanh. 39
    1.3.1. Văn hóa công ty: Lý thuyết và mô hình của Edgar H. Schien. 40
    1.3.2. VHKD quốc tế: Lý thuyết và mô hình so sánh của Richard Lewis. 45
    CHƯƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH HOA KỲ VÀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI MỸ TRONG KINH DOANH 55
    2.1. Về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ. 55
    2.2. Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển VHKD Hoa Kỳ. 57
    2.3. Thực tiễn VHKD Hoa Kỳ và so sánh qua một số mô hình. 79
    2.3.1. Mô hình của Edward T. Hall 80
    2.3.2. Mô hình của Geert Hofstede. 85
    2.3.3. Mô hình của Fons Trompenaars. 89
    2.4. Các đặc trưng tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ. 95
    CHƯƠNG III: VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM- HOA KỲ: SO SÁNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 101
    3.1. Văn hóa trong kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: góc nhìn lịch sử, kinh tế và xã hội 101
    3.2. Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ: góc nhìn từ các mô hình nghiên cứu so sánh thực tiễn VHKD quốc tế. 108
    3.3. Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: Góc nhìn từ một số doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam . 120
    3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với doanh nhân Việt Nam . 124
    KẾT LUẬN 143
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC 158


    MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và đưa lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới.
    Mặc dù vậy, dường như chúng còn có nhiều mặt trái và tạo nên những “cú sốc văn hóa”, những “va chạm giữa các nền văn minh”, đã làm cho một số nước không thể phát triển nhanh và bền vững được, và lợi ích của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với những nước này hầu như rất hạn hẹp.
    Từ giác độ lý luận văn hóa kinh doanh, có thể cho rằng, đó là do những biểu hiện của cái chung và cái riêng, của những đặc tính chung và những đặc trưng riêng của văn hóa kinh doanh quốc tế. Mỗi một quốc gia đều có cách thức, tập quán kinh doanh riêng của mình; điều hiển nhiên đó là do mỗi quốc gia đều có nền văn hóa với những đặc tính riêng biệt, không giống nhau. Đồng thời khi giao lưu hội nhập quốc tế trong tiến trình toàn cầu hóa của nhân loại, những đặc tính chung, giống nhau sẽ phát huy tác dụng. Sự dung hòa những đặc tính chung và riêng trong văn hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội to lớn cho các nước thu được lợi ích trong kinh doanh toàn cầu; ngược lại, cũng sẽ gây nên nhiều thách thức to lớn, nếu không biết vượt qua, nhiều nước sẽ không thể vượt qua bẫy nghèo nàn và lạc hậu.
    Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là với các đối tác lớn.
    Trong các thị trường kinh tế chiến lược của Việt Nam hiện nay, Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng nhanh, từ gần 1,6 tỉ đô-la năm 2001 lên hơn 21,5 tỉ đô-la năm 2011 [102]. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng khá lớn, với 480 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,8 tỉ đô la, xếp thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài [42, tr.24] (Theo số liệu của phía Mỹ, đầu tư của Mỹ là 15,4 tỷ, đứng thứ 5 trong danh sách các nhà đầu tư [103]).
    Những số liệu này cho thấy, Hoa Kỳ có một vai trò rất quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Tham khảo thêm phụ lục 1, phụ lục 2).
    Việt Nam đã có thể xuất nhập khẩu nhiều hơn, hiệu quả hơn, hợp tác kinh doanh với Hoa Kỳ tốt hơn, nhưng sự hợp tác kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tiềm lực hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên, và một trong những nguyên nhân này chính là rào cản về văn hóa kinh doanh. Rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Kỳ với vốn liếng văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ ít ỏi, chưa thực sự hiểu các nhà quản lý, các doanh nhân Hoa Kỳ, cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ, suy nghĩ gì, tập quán kinh doanh, và cách thức làm việc của họ ra sao.
    Việt Nam đã ký kết và đang thực thi Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, và hiện nay, có một sự kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam là Việt Nam đang đàm phán với Mỹ và một số nước khác để thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do kiểu mới. Chúng tôi cho rằng, để thu được nhiều lợi ích trong một tổ chức to lớn này, bên cạnh những vấn đề khác, việc hiểu biết về văn hóa kinh doanh, tập quán kinh doanh của Hoa Kỳ (và các nước khác) sẽ tránh được những “cú sốc”, những “đụng độ”, giảm nhẹ những thiệt hại kinh tế, mở rộng đường cho hàng hóa và doanh nhân Việt Nam làm ăn thành công với các đối tác Hoa Kỳ là hết sức cần thiết và cấp bách.
    Chính vì vậy, có thể cho rằng, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Văn hóa kinh doanh đã hình thành từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên các công trình nghiên cứu có tính tổng quát và hệ thống chưa nhiều, thường trình bày theo hướng vấn đề đơn tuyến, do vậy trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước, luận án sẽ tổng quan lại theo cách trình bày các hướng nghiên cứu chính mà các học giả trong nước viết về chủ đề văn hóa kinh doanh, và những vấn đề liên quan đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các học giả Việt Nam.
    Trong khi đó, các công nghiên cứu về văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung, và văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ nói riêng, đã được nghiên cứu sâu và có tính khái quát cao ở nước ngoài. Do vậy, luận án trước hết sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu cụ thể về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, thực tiễn biểu hiện của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ; và các công trình nghiên cứu có tính khái quát hóa cao về mặt lý thuyết và mô hình trong nghiên cứu văn hóa kinh doanh quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ. Việc khái quát như vậy sẽ giúp cho việc đánh giá, đối chiếu, so sánh sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp hơn. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu và cách tiếp cận mang tính thực tiễn cho luận án.
    2.1. Nghiên cứu trong nước
    Văn hóa kinh doanh luôn được xem là một nhân tố quan trọng trong kinh doanh, cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh (VHKD) đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý và các doanh nhân đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề văn hóa kinh doanh, tuy nhiên chưa có nhiều công trình mang tính nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về văn hóa kinh doanh quốc tế, nhất là so sánh văn hóa kinh doanh của Việt Nam với các quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ.
    Các công trình khoa học tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt liên quan đến ba vấn đề sau: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của VHKD; (2) Phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam và (3) Phân tích ảnh hưởng của cơ chế chính sách, môi trường văn hóa xã hội đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam. Ngoài ra, trong các tài liệu về nghiên cứu văn hóa kinh doanh Việt Nam cũng có một số bài nghiên cứu khoa học và một số sách dịch đề cập tới văn hóa Hoa Kỳ, cũng như một số khía cạnh của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ. Ba vấn đề nghiên cứu VHKD được trình bày như sau:
    Về cơ sở lý luận của VHKD
    Đáng chú ý là các nghiên cứu của Phạm Xuân Nam (1996); Đỗ Minh Cương (2001); Nguyễn Hoàng Ánh (2002); Đinh Sơn Hùng, Lê Vinh Danh (2004); Hồ Sỹ Quý (2006), Dương Thị Liễu (2006), Nguyễn Mạnh Quân (2009). Các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh; tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng tới chúng; đồng thời cũng phác thảo những phương hướng, cách thức cơ bản để tạo lập các nhân tố đó. Đây là những vấn đề rất cơ bản về lý luận văn hóa kinh doanh. Các công trình của những tác giả nêu trên rất có giá trị về khoa học, tạo điều kiện quan trọng để tiếp tục nghiên cứu vấn đề.
    Một vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của văn hóa kinh doanh đã được trình bày gần đây trong nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2010), trong đó đã bước đầu xây dựng được mô hình cấu trúc phân tầng với các bảng thang giá trị chi tiết của VHKD Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (xem thêm bảng 1), góp phần hình thành nên một khung phân tích cơ bản về VHKD Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu VHKD tại Việt Nam ngày càng có hệ thống hơn.
    Về phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam
    Một số tác giả đã bước đầu tiến hành điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp ở các thành phố lớn, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2010); Dương Thị Liễu và cộng sự (2004); Trần Quốc Dân (2003). Kết quả của các cuộc nghiên cứu điều tra này là quan trọng và rất đáng chú ý. Các điều tra tập trung vào việc xem xét hiện trạng VHKD Việt Nam và cho rằng, ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành tính cách cộng đồng doanh nhân Việt Nam; các tác giả đã xác lập được các tiêu chí văn hóa cho doanh nhân Việt Nam; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần doanh nghiệp với VHKD , đồng thời đã phác họa nên một bức tranh chung về VHKD Việt Nam. Tuy nhiên, để đánh giá được những xu hướng biến đổi của VHKD Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục cần phải có những điều tra qui mô hơn, hệ thống hơn, và tập trung hơn.
    Bảng 1. Cấu trúc VHKD Việt Nam
    Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế


    TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tiếng Việt
    1. Alan Phan (2011). “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc”. NXB Lao Động – Xã hội.
    2. Athur M. Schlesinger, Jr (2004). “ Niên giám lịch sử Hoa Kỳ”. Nxb Khoa học xã hội
    3. Nguyễn Hoàng Ánh, “Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ: nhìn lại và nghĩ về kỹ năng đàm phán của doanh nhân”, Sô 777, 2007. Tạp chí Cộng sản.
    4. Nguyễn Hoàng Ánh, “Impact of Culture on Business relationship between Vietnam and Scandinavian”, Kỷ yếu khoa học Diễn đàn kinh doanh quốc tế lần thứ 3, 2007.
    5. Nguyễn Hoàng Ánh “Vietnamese Business Culture in Globlization Process”, Kỷ yếu hội thảo môi trường kinh doanh ở Việt Nam 2008.
    6. Clack George (2007). “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”. Nxb Thanh niên
    7. Đỗ Minh Cương (2001), “Giáo trình văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh”. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
    8. Đỗ Minh Cương (2000), “Văn hóa kinh doanh và triết lý công ty”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
    9. Đỗ Minh Cương, “Văn hóa doanh nhân: nhận diện và đánh giá” 2009. Tạp chí Nghiên cứu Con người.
    10. Đỗ Minh Cương, “Văn hóa doanh nghiệp: một số vấn đề và giải pháp” 2009. Tạp chí Lý luận Chính trị.
    11. Trần Quốc Dân (2008), “ Doanh nghiệp, Doanh Nhân và Văn Hóa”, NXB Chính Trị Quốc Gia.
    12. David S. Landes (2001). “Sự giàu và nghèo của các dân tộc”. Nxb Thống kê
    13. Edward N Kearny, “Các giá trị Mỹ tại thời điểm bước ngoặt: Nước Mỹ trong thế kỷ XXI”, số 7/2007, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay.
    14. Phạm Đức Dương (1994), “Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa: Quan hệ văn hóa Việt Nam và thể giới”, Chương trình KX 06-15.
    15. Fonts Trompenaars & Charles Hampden-Tuner (2006), “Chinh phục các làn sóng văn hóa”, NXB Tri thức.
    16. Gary Althen (2006). “Phong cách Mỹ”. NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh
    17. Geert. Hofstede, “Văn hóa kinh doanh”, số 4, 1994, Tạp chí Người đưa tin UNESCO.
    18. Howard Cincotta (2000), “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    19. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), “ Liên bang Mỹ: đặc điểm xã hội, văn hóa”, NXB Văn hóa thông tin
    20. Lương Văn Kế (2011), “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa”, NXB Giáo dục Việt Nam
    21. Trần Trọng Kim (1973). “Việt Nam sử lược”. Tập I, II. Trung Tâm học liệu BGD
    22. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991). “Lịch sử Việt Nam”. NXB Đại học & GDCN.
    23. Dương Thị Liễu (2006). “Văn hóa doanh nhân của doanh nhân trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài NCKH cấp bộ.
    24. Dương Thị Liễu (2008, 2011). “Giáo trình văn hóa kinh doanh”. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
    25. Dương Thị Liễu. “Văn hóa kinh doanh và một số giải pháp xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam”. số 6/2005, Tạp chí Triết học.
    26. Dương Thị Liễu. “Văn hóa doanh nhân Hà Nội - Quá trình hình thành và phát triển”, 2008, Tạp chí kinh tế phát triển.
    27. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
    28. Nguyễn Minh Long, Nguyễn Anh Thư. “Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Mỹ tại Việt Nam”, Số 6, 2001. Tạp Chí Châu Mỹ Ngày Nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...