Báo Cáo Văn hoá kinh doanh của viettel và sự tác động của văn hoá doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh n

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Văn hoá kinh doanh của viettel và sự tác động của văn hoá doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp



    LỜI NÓI ĐẦU

    Nếu như văn hoá là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một dân tộc này với một dân tộc khác thì văn hoá doanh nghiệp (VHDN) cũng là một nhân tố tạo nên những bản sắc riêng có ở một doanh nghiệp.

    Sẽ là một sự khập khiễng nếu chúng ta đem so sánh một doanh nghiệp Việt Nam với một doanh nghiệp nước ngoài bởi vì do hoàn cảnh lịch sử của nước ta ma ngành nghề kinh doanh mới thực sự được coi trọng trong thời gian cách đây không xa. Song những gì mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được thực sự rất đáng ghi nhận và khích lệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc té các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bước đi chiến lược đồng thời không ngừng củng cố sáng tạo những giá trị văn hoa những bản sắc văn hoá riêng có của doanh nghiệp mình để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, đó là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay việc xây dựng và phát triển VHDN được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng quan tâm để tạo ra một thương hiệu mạnh và nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới.

    Ở nước ta, nhóm doanh nghiệp Nhà nước được xem là hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên phải chăng đối với tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel thì lại là một trong những trường hợp ngoại lệ của nhận xét trên.

    Dưới đây thông qua sự phân tích các yếu tố cấu thành của VHDN VIETTEL sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quá về văn hoá doanh nghiệp nói chung và sự tác động của VHDN đối với sự phát triển của doanh nghiệp.


    III. KẾT LUẬN

    Như vậy có thể khái quát lên rằng: Văn hoá doanh nghiệp hay người ta còn ví như một tàng băng văn hoá bao gồm 2 phần với 3 cấp độ: Phần hữu hình (bề nổi của tảng băng văn hoá) chính là cấp độ 1 là phần văn hoá có thể nhìn thấy ở lớp bề mặt. Phần vô hình ( bề chìm) gồm cấp độ 2 và cấp độ 3 là những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của doanh nghiệp.

    Văn hoá doanh nghiệp không phải là cái tự nhiên mà có mà nó được hình thành và xây dựng cùng với quá trình phát triển của một doanh nghiệp. và nó trở thành một yếu tố quan trọng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một nền văn hoá mạnh sẽ tạo nên phong cách và bản sắc của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có nền văn hoá yếu sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

    Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mạnh, mà việc tạo nên những thương hiệu mạnh là quá trình song song với việc dựng lên một nền văn hoá mạnh. Do đó để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến những yếu tố văn hoá doanh nghiệp của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...