Luận Văn Văn hóa kinh doanh của Mỹ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 17/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ăn hóa kinh doanh của Mỹ.
    MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NƯỚC MỸ
    Mỹ là một quốc gia trẻ, diện tích rộng lớn là một hợp chũng quốc, đa chủng tộc
    ( một nồi hầm) rất giàu tài nguyên thiên nhiên.
    § Là một nền văn hóa non trẻ nhưng sức sống mạnh mẽ,
    § Là một nền văn hóa đa dạng của nhiều chủng tộc.
    1. Kiểm sóat trực tiếp đối với môi trường: (personal control over the environment):
    Văn hóa Mỹ mang tính năng động cao: Họ quan niệm là con người có thể kiểm soát đối với tự nhiên, có thể làm thay đổi số phận chứ không phụ thuộc vào số phận. Họ đánh giá thành tựu cá nhân, những người luôn vươn lên. Họ có định hướng tương lai, nghĩ về tương lai. Giá trị đối lập là Fate: số mệnh, mệnh trời (destiny).
    2. Quan niệm về sự thay đổi: (change): Thay đổi là tốt. Nếu không thay đổi con người rất dễ bị trì trệ: (stagnate). Giá trị đối lập: tôn trọng truyền thống, sự ổn định, các rituals, customs và beliefs trong quá khứ.
    3. Kiểm sóat đối với thời gian: (control over time): Con người bị áp lực của thời gian, làm việc theo lịch và thời khóa biểu: giờ nào việc đó rõ ràng. (monochronic): Giá trị đối lập là “time walks”: “không có gì mà phải vội cả”.
    4. Sự công bằng và bình đẳng: (equality and egalitarianism): Mọi người sinh ra đều bình đẳng (Lưu ý đây là giá trị hay lý tưởng chứ không phải thực tế); Giá trị đối lập: đẳng cấp xã hội thứ bậc và địa vị ( hierarchy, rank and status)
    5. Chủ nghĩa cá nhân và sự riêng tư: (individualism và privacy): các nhu cầu của mỗi cá nhân và sự riêng tư dược đề cao đúng mức. Văn hóa Mỹ nhấn mạnh đến tự do cá nhân : bắt nguồn từ lịch sử hình thành nước Mỹ: từ những di dân châu Au nghèo hoặc bị xua đuổi họ tha hương, phiêu lưu, mạo hiểm, dũng cảm, tự tin, dám nghĩ, dám làm mà lập nên sự nghiệp. Do đó, self-help được đánh giá rất cao.
    Giá trị đối lập: xu hướng hướng vào tập thể hay nhóm: ( group orientation): cá nhân hy sinh nhu cầu của mình hay ưu tiên dành cho tập thể
    6. Quan niệm đối với cuộc đời số phận của mình: (self-help): con người nên và cố gắng cải thiện cuộc sống của mình để vươn lên. Giá trị đối lập: con người ta sinh ra hoặc là giàu có hoặc nghèo đói là do số phận hay định mệnh (fatalism)
    7. Định hướng tương lai: (future orientation): người Mỹ nhìn về tương lai chứ không phải nhìn về quá khứ. Giá trị đối lập: (past and present orientation): con người nên sống vì hiện tại và cho tổ tiên, nên sống sao cho phù hợp với truyền thống.
    8. Khuynh hướng đánh giá con người: (action và work orientation): công việc thường xác định con người. Chân dung, bản sắc con người được xác định bởi công việc mà họ làm. Giá trị đối lập: công việc không phải là trung tâm mà là “ being orientation”: thành phần xuất thân, tuổi tác, mối quan hệ, vị trí công tác nói lên bản sắc của cá nhân.
    9. Sự không đề cao nghi thức: (informality). Giá trị đối lập: đề cao sự nghi thức. (formality).
    10. Thẳng thắng, cởi mở và trung thực: (directness, openness and honesty): Giá trị đối lập: vòng vo, giữ thể diện. “Indirectness and saving face”. Người ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thẳng thắn hay “lời thật mất lòng”.
    11. Quan niệm đối với vật chất (materialism): con người có khuynh hướng xem vật chất quan trọng hơn các mục tiêu về tâm linh. (spiritual and intellectual). Người Mỹ rộng lượng phóng khoán: (generosity) : Tuy người Mỹ có nhấn mạnh đến của cải vật chất họ cũng luôn quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh.
    12. Văn hóa Mỹ mang tính thực dụng (pragmatism) định hướng mục tiêu và thành đạt: (goal and achievement oriented): nhấn mạnh đến cái lợi (profit) trái với chủ nghĩa duy lý phương Tây nhấn mạnh cái thực ( true) và trái với lý tưởng duy Mỹ của châu Á nhấn mạnh cái đẹp. Người Mỹ nghĩ rằng họ có thể hoàn thành mọi thứ nếu như có đủ thời gian, tiền bạc và công nghệ.
    Tiêu chuẩn của chủ nghĩa thực dụng là thành công, thành đạt: mục tiêu là đạt được lợi ích. Mọi thứ tài năng, thời gian, sức khỏe đều quy ra tiền bạc. Chủ nghĩa thực dụng coi thường tư tưởng và lý luận so với thể nghiệm thực tế. Giá trị đối lập (spiritualism):
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH MỸ
    Người Mỹ có khát vọng làm giàu mãnh liệt:
    Người Mỹ chẳng những quan niệm làm giàu là cần thiết vì những ích lợi của nó mà còn xem làm giàu là niềm đam mê của họ. Do đó, mọi chính sách thể chế đều cổ vũ cho mọi người làm giàu.
    Văn hóa kinh doanh Mỹ mang tính cạnh tranh cao.
    Xuất phát của tính cạnh tranh cao là chủ nghĩa thực dung: đánh giá bản sắc con người qua thành tựu cá nhân, qua tài sản mà anh ta có (we are what we have), do đó, trong giao dịch kinh doanh người Mỹ ưa thích sự thẳng thắn, thường bộc lộ thái độ đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. (Low context culture).
    Văn hóa kinh doanh Mỹ lấy hiệu quả công việc làm thước đo thành tích.
    Không giống người Nhật và một vài dân tộc châu Á khác tôn trọng tuổi tác, quyền lực, địa vị, mối quan hệ, người Mỹ đánh giá con người thông qua hiệu quả công việc, năng lực thực tế của nhân viên
    Người Mỹ thích tự do và tự lực cánh sinh: ( freedom and self-reliant): Người Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng để bảo tồn dân chủ vì vậy về lý thuyết nhân dân Mỹ không đồng thuận với sự kiểm soát và can thiệp vào các quốc gia khác?. Họ tin rằng “all persons are created equal”.
    Họ luôn lý tưởng hóa những người vượt lên từ sự nghèo đói và nghịch cảnh
    ( adversity) và nghĩ rằng họ có thể gây ảnh hưởng đến và tạo ra tương lai cho chính mình Câu ngạn ngữ phổ biến: “do your own thing” nói lên quan niệm “ kiểm soát số phận” của người Mỹ. Họ cũng nghĩ rằng với quyết tâm và sáng kiến, họ có thể thực hiện được (achieve) bất cứ mục tiêu đặt ra nào và do vậy có thể (fulfill) hoàn thành tiềm năng cá nhân con người.
    Văn hóa kinh doanh Mỹ coi trọng thời gian.
    Người Mỹ quan niệm thời gian là tiền bạc, là của cải nên rất quý thời gian. Trong kinh doanh họ rất quan tâm đến việc đúng hẹn, tốc độ thương thảo, đến lịch trình, thời hạn chót
    Văn hóa kinh doanh Mỹ có tính năng động cao.
    Do mang tính cạnh tranh cao, trong thời gian và trọng hiệu quả nên văn hóa kinh doanh Mỹ mang tính năng động cao :
    Thị trường chứng khoán Mỹ được xem như phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ và của cả thế giới.
    Tốc độ ứng dụng công nghệ mới rất cao.
    Không có chế độ sử dụng lao động suốt đời, Mỹ có tốc độ chuyển đổi ( job hopping: nhảy cóc việc) công việc rất cao.
    Văn hóa kinh doanh Mỹ tôn trọng pháp luật.
    Mỹ là dân tộc tôn trọng luật pháp bậc nhất trên thế giới. Tỉ lệ luật sư lớn, nghề luật sư là nghề rất phổ biến, thời thượng.
    Người Mỹ thích một xã hội được quản lý chặt chẽ bằng pháp luật và các định chế xã hội vững mạnh : (highly organized and institutionally minded).
    Người Mỹ quan niệm “ business is business”. “Kinh doanh là kinh doanh” không chen lẫn tình cảm cá nhân, mối quan hệ Điều này rất khác so với văn hóa kinh doanh các nước châu Á.

    BÀI DỊCH VĂN HÓA MỸ
    Vào ngày 11-9-2001 cả nước Mỹ và nhiều người dân nước Mỹ đã thay đã người Mỹ tin rằng sự kiện 11-9 là hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến đất nước của họ. giờ đây nhiều người Mỹ lo ngại về an ninh, có một số bằng chứng cho thâý những phần tử chìm của Ankeda tồn tại trong lòng nước Mỹ và rằng các chiến lược tuyển dụng của chúng đã thay đổi từ việc chuyển những người nước ngoài đang ở ttrong nước Mỹ có Visa sang những công dân nước Mỹ.
    Từ ngày 11-9 Mỹ cũng tấn công Afghanistan và Iraq và kết quả là nhiều người không còn coi trọng cái siêu quyền lực . Tuy nhiên những giá trị căn bản của nước Mỹ vẫn không thay đổi . Những công dân của liên bang hợp chủng quốc Hoa Kỳ tự gọi họ là :American(người Mỹ) . Mặc dù khái niệm này cũng có thể coi là sự sở hữu của những cư dân Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Quốc gia này bao gồm vùng đất chính (phần đất trung tâm ) của lục địa Châu Mỹ hay 48 bang , bang Alaska ở đầu Tây Bắc của bán cầu, Hawoai ở phía tây của vùng đất chính trên biển Thái Bình Dương Washington là thủ đô liên bang Hoa Kỳ . Puerto Rico là một cộng đồng độc lập và quần đảo là một vùng lãnh thổ . Từ thế chiến thứ hai , Mỹ đã điều hành 11 vùng lãnh thổ ở Nam Thái Bình Dương và đang dần dần từ bỏ sự kiểm soát.
    Giữa năm 1975-1980 để hiệp định thương lượng với cư dân bản địa của các quần đảo đã thiết lập nên vùng lãnh thổ tự trị Bắc , quần đảo Mashall và liên bang Microsia và cộng hòa Palau.
    Là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới , Hoa Kỳ được gọi là nền văn hóa thập cẩm , nơi mà có nhiều người đến từ nhiều nơi và hòa vào dòng văn hóa Châu Âu chính . Cách ẩn dụ là cái tô xà lách thì chính xác và phù hợp hơn . Bởi vì nó thừa nhận sự đóng góp của văn hóa Châu Phi, thổ dân bản địa và Châu Á và Latinh. Với mỗi nền văn hóa lưu giữ được nét văn hóa đặc trưng, độc nhất đồng thời cố gắng sống và làm việc hòa hợp với nhau. Đúng đây là vùng đất của những người nhập cư. Từ thời những người thực dân (Anh,Pháp và Tây Ban Nha) và nô lệ châu phi và sự đổ xô đến nước Mỹ của những người Châu Âu vào thế kỉ 19 cho đến làn sóng những người tị nạn từ Indochina,Cuba, và Haiti. Gần đây những dân tộc thiểu số đang phát triển như Hispanics, người da đen , người Châu Á cũng như thổ dân bản địa đang nhanh chóng thay đổi diện mạo của dân cư nơi đây.

    Cận cảnh về văn hóa
    Hoa Kỳ là 1 xã hội đa văn hóa, tiếng Tây Ban Nha đang nổi lên như là 1 ngôn ngữ thứ 2 đặc biệt là Tây Nam California, Florida, và Puerto Rito. Lối diễn đạt của những người thay đổi theo phương diện địa lý. Tiếng Pháp được sử dụng nhiều ở bang và ở 1 số nơi của bang New England.

    Mục tiêu và thành quả đã được định hướng
    Người Mỹ nghĩ rằng họ có thể đạt được hầu như mọi thứ miễn là có đủ thời gian tiền bạc và công nghệ.
    1. Mang tính thể chế cao và được tổ chức chặt chẽ
    Người Mỹ thích một xã hội mà được tổ chức chặt chẽ
    2. Yêu tự do và độ lập cá nhân
    Người Mỹ đã trải qua một cuộc cách mạng và những cuộc chiến tranh liên tiếp để bảo vệ khái niệm của họ về dân chủ. Vì vậy họ ghét sự kiểm soát và can thiệp quá đáng . Đặc biệt là của chính phủ và các lực lượng bên ngoài. Họ tin vào lý tưởng mọi người đều sinh ra bình đẳng. Mặc dù đôi khi họ lại không thể hoàn toàn làm theo đúng lý tưởng đó. Họ cố gắng thông qua Luật pháp để đề cao cơ hội bình đẳng và đối mặt chính sự. Sự phân biệt chủng tộc và định kiến của họ .Người Mỹ cũng lý tưởng hóa một con người tự lực cánh sinh đi lên từ đói nghèo và bất hạnh. Việc kiểm soát được số phận của mình thì thường được gọi là đi theo con đường riêng ( lối đi riêng ). Quan trọng nhất người Mỹ nghĩ rằng với sự quyết tâm và dấn thân người ta có thể đạt tới những gì người ta muốn và vị thế có thể khai thác hết tiềm năng của mỗi con người
    3. Công việc đã được định hướng và đạt hiệu quả cao
    Người Mỹ sở hữu quy tắc làm việc mạnh mẽ mặc dù gần đây họ đang tận hưởng thời gian thư giãn. Họ rất chú trọng thời gian và hiệu quả khi làm việc. Họ mày mò tìm hiểu máy móc và hệ thống công nghệ, luôn luôn tìm cách dễ hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn để hoàn thành công việc.
    4. Thân thiện và ít trang trọng
    Người Mỹ bác bỏ những đặc quyền truyền thống hoàng gia và tầng lớp nhưng khá tôn trọng sự giàu sang và quyền lực. Một số người Mỹ bị ấn tượng bởi những người nỗi tiếng được giới truyền thông Mỹ tạo nên. Mặc dù khá xuề xòa trong cách chào hỏi và ăn mặc thì họ lại thuộc một nền văn hóa “ không tiếp xúc” ( ví dụ họ thường tránh ôm nhau nơi công cộng) và giữ một khoảng cách nhất định cả về thể chất và tâm lý
    5. Cạnh tranh và hiếu chiến
    Người Mỹ trong cả việc chơi và làm việc nói chung đều cố gắng đạt đến thành công . Điều này phần nào bắt nguồn từ di sản văn hóa của họ, họ đã chiến thắng hoang dã và điều kiện môi trường khắc nghiệt
    6. Các giá trị đang thay đổi
    Các giá trị truyền thống của Mỹ về sự chung thủy gia đình, sự tôn trọng và chăm sóc người già, về hôn nhân và gia đình hạt nhân, lòng yêu nước, sự sở hữu của cải vật chất, tính thẳng thắn và những thứ tương tự đang trải qua một sự biến đổi sâu sắc.
    7. Rộng rãi
    Dù người Mỹ nhấn mạnh các giá trị vật chất, họ là người biết chia sẻ biểu hiện qua “ kế hoạch Marfshall” những chương trình hổ trợ cho các nước khác, hổ trợ người tị nạn và sự sẳn sang dù ở trong hay ngoài nước, ủng hộ một lý tưởng tốt đẹp và giúp đở các nước láng giềng khi cần. Họ có xu hướng vị tha, có thể nói là ngây thơ.
    8. Thể chế Xã hội
    Khi nói đến thể chế xã hội Mỹ có 3 điều cần lưu ý: Giáo dục được xem là một cách để phát triển bản thân. Vì vậy việc tham gia vào công tác giáo dục vào các hoạt động trong lớp học rất được khuyến khích. Việc đi học là bắt buộc cho đến tuổi 16 và ít nhất là 97% hoàn thành xong bậc tiểu học, vì vậy tỷ lệ biết chữ rất cao. Có một hệ thống trường công lập( thường miễn phí) và trường tư thục lên đến bậc đại học, trường tư thục có thể độc lập hoặc liên kết với một tôn giáo nào đó.
    Một gia đình thông thường là gia đình hạt nhân gồm chỉ có cha mẹ và con cái, tuy nhiên số gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đang tăng. Khoảng một nữa các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly dị, hơn nữa số phụ nữ Mỹ đi làm ở ngoài và phụ nữ Mỹ đang có nhiều cơ hội để phát triển bản thân và sự nghiệp, được pháp luật đảm bảo. Xã hội hướng về giới trẻ và chăm sóc cho người già trong viện dưỡng lão. Xã hội đang trải qua một thử nghiệm về kết cấu gia đình mới từ những cặp chưa cưới đến sống chung với nhau cho đến những nhóm người sống chung với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...