Tài liệu Văn hóa khoan dung việt nam từ triều đại nhà trần đến thời đại hồ chí minh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VĂN HÓA KHOAN DUNG VIỆT NAM TỪ TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN ĐẾN THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH



    1. Thuật ngữ “khoan dung” xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Ngay từ khi xuất hiện, nghĩa của “khoan dung” được thống nhất ở các ngôn ngữ khác nhau, ở phương Tây từ nguồn gốc chung là tiếng Latinh (Tolerantia) sau đó được phổ biến sang các thứ tiếng khác thuộc hệ ngữ Latinh (chẳng hạn tiếng Anh là Tolerance, tiếng Pháp - Tolérance, tiếng Đức - Toleránz). Trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, “khoan dung” được sử dụng đồng nghĩa với “bao dung”, trong đó “khoan” là rộng rãi, dung được nhiều, độ lượng rộng; và “dung” là tiếp nhận, bao chứa, bao bọc. Do vậy, “khoan dung” được hiểu là rộng lòng bao dung, là khoan thứ, vị tha. Đại từ điển tiếng Việt cũng nhất trí với cách giải thích này .

    Văn kiện chính thức của Liên hợp quốc cũng đã chỉ rõ một số điểm về khoan dung như sau: một là, sự tôn trọng, chấp nhận và đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới. Hai là, khoan dung không phải là nhượng bộ, hạ cố hay chiều lòng, mà trước hết là một thái độ tích cực xuất phát từ việc thừa nhận các quyền phổ biến của con người. Ba là, thừa nhận đa dạng của sự phát triển trên thế giới. Bốn là, thừa nhận tự do lựa chọn niềm tin của mình và chấp nhận những người khác cũng có quyền tự do như vậy, không áp đặt ý kiến của người này lên ý kiến của những người khác.

    Nội hàm của khái niệm “khoan dung” được mở rộng, và với thời gian nó gắn liền với cuộc đấu tranh vì sự tôn trọng quyền con người, trong đó có quyền bày tỏ chính kiến, quan niệm, niềm tin của cá nhân, sự cùng tồn tại và đối thoại giữa các lực lượng xã hội, chống lại sự phân biệt đối xử trong quan hệ xã hội. Ở một số giai đoạn lịch sử cụ thể tại một số nơi (phương Tây thời Phục hưng và Cận đại) cuộc đấu tranh vì khoan dung mang ý nghĩa tích cực, nhằm bảo vệ các giá trị khoa học, các quan điểm mới nảy sinh trong bối cảnh cái lạc hậu, bảo thủ (hệ tư tưởng phong kiến và chủ nghĩa thần quyền) đang còn khá mạnh. Vì lẽ đó khoan dung là sự thể hiện một phần tư tưởng nhân văn.

    Trong xã hội có giai cấp, khoan dung cũng mang tính giai cấp. Ở đây cần phân biệt nguyên tắc khoan dung từ thế giới quan mác xít, từ chủ nghĩa nhân văn mác xít, với khoan dung vô nguyên tắc, phi giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn khẳng định tính đảng phái trong tư tưởng, trong sinh hoạt tinh thần nói chung. Xét đến cùng, khoan dung cần hướng tới mục tiêu phát triển xã hội, hướng con người đến các giá trị nhân văn thực sự, chứ không thỏa hiệp giai cấp, nhượng bộ đối với cái ác. Chúng ta thực hiện khoan dung, kể cả khoan dung trong chính sách tôn giáo, nhưng với mục đích định hướng chính trị rõ ràng: thêm bạn bớt thù, cải hóa con người, phát huy sức sáng tạo của con người, hướng tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Do đó bên cạnh việc thực hiện đạo lý khoan dung truyền thống, Đảng và Nhà nước ta cũng cương quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, và không chấp nhận thỏa hiệp, cải lương.

    2. Khoan dung từ lâu là một trong những đức tính tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Khoan dung đã trở thành đạo nghĩa của dân tộc ta
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...