Tiểu Luận Văn hóa hành chính và nhân cách của người cán bộ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận văn hóa hành chính
    Định dạng file word


    LỜI NÓI ĐẦU
    Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy, mang tính bền vững và kế thừa truyền thống. Văn minh cũng là những giá trị nhưng là giá trị về vật chất, ở một giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, người ta thường sử dụng hai từ này không đúng vị trí của nó, vì vậy chúng ta cần phân biệt văn hóa và văn minh để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của chúng. Bài tiểu luận này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn hóa và văn minh.
    Văn hóa là một khái niệm rất rộng bao gồm văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, văn hóa tổ chức, văn hóa cá nhân Trong các tổ chức, văn hóa hành chính là một bộ phận tạo nên văn hóa tổ chức. Văn hóa hành chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của các thành viên trong tổ chức. Được xem là những giá trị, niềm tin, chuẩn mực nó phát triển và duy trì trong tổ chức, phù hợp với tổ chức và giúp phân biệt tổ chúc này với tổ chức khác. Khi nhìn vào các thành viên trong tổ chức từ trang phục, phong cách làm việc, cách giao tiếp, năng lực làm việc cũng như lòng nhiệt tình trong công việc có thể biết được văn hóa, truyền thống của tổ chức đó cũng như sự phát triển của tổ chức đó ở mức độ nào.
    Văn hóa tác động đến kinh tế, chính trị, đời sống xã hội, con người sống trong xã hội đó rất mạnh mẽ. Người ta thường nói giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc vì mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa đăc trưng riêng văn hóa của một dân tộc mất đi thì dân tộc đó xem như không còn tồn tại. Trong các cơ quan nhà nước văn hóa hành chính đóng vai trò hình thành thành nhân cách cho người cán bộ, công chức. Từ những chuẩn mực, truyền thống đã được định sẵn, người cán bộ công chức tuân theo những chuẩn mực đó, hình thành thói quen, tạo nên nhân cách của con người đó. Để hiểu rõ hơn về văn hóa nói chung và vai trò của văn hóa hành chính nói riêng, nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận này để giúp bạn đọc nắm được tầm quan trọng của văn hóa hành chính trong quá trình hình thành nhân cách người cán bộ công chức, trong quá trình thực hiện tiểu luận còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn đọc góp ý để bài viết hoàn thiện hơn./.

    A. PHÂN BIỆT VĂN HÓA VÀ VĂN MINH, VĂN HÓA HÀNH CHÍNH VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC

    I. VĂN HÓA VÀ VĂN MINH
    1. VĂN HÓA
    1.1Định nghĩa về văn hóa.
    “Văn hóa” là một danh từ được sử dụng khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, song là một từ ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi chúng được đồng nhất hóa với trình độ học vấn, cách thức ứng xử, lối sống, sinh hoạt tập thể v.v Trong hoàn cảnh hiện nay của thế giới mở cửa, văn hóa được mọi người chú ý, tầm quan trọng của văn hóa được nâng lên hàng đầu. UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu trong văn hóa ngày càng lớn, vượt cả sự chi tiêu để sinh sống. Kinh doanh văn hóa trở thành một nghành lớn đem lại thu nhập không kém thu nhập của công nghiệp và thương nghiệp.
    Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, song vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Sở dĩ có sự khác nhau giữa các tác giả trong việc định nghĩa về văn hóa, bởi vì văn hóa là là một hiện tượng bao trùm lên trên tất thảy các mặt của đời sống con người, khiến cho bất kỳ một định nghĩa nào cũng đều khó có thể bao quát hết được các nội dung của nó. Mỗi một định nghĩa của một nhà nghiên cứu nào đónêu ra cũng chỉ có thể thâu tóm được một phương diện nào đó của khái niệm văn hóa mà thôi. Bởi vậy, cần phải coi các định nghĩa về văn hóa đã có như những trừu tượng, và cần phải sử dụng những trừu tượng ấy theo cách bổ sung lẫn nhau để có thể tái hiện lại văn hóa như một chỉnh thể có cấu trúc phức tạp. Nhưng với tư cách của một chỉnh thể, qua các định nghĩa, cho thấy văn hóa vẫn có những đặc trưng cố hữu: một, văn hóa là cái phân biệt giữa con người với động vật, là cái đặc trưng riêng của xã hội loài người; hai, văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà thông qua việc học tập, giao tiếp để hình thành; ba, văn hóa là các ứng xử đã được mẫu thức hóa.
    Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia

    Tài liệu tham khảo:
    1. Tập bài giảng Văn hóa hành chính, Học viện Hành chính, năm 2010.
    2. Tài liệu trên website:www.***********, www.kholuanvan.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...