Luận Văn Văn hóa gia đình

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa gia đình
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong Xã hội cũng như trong gia đình văn hóa ứng xử đã trở thành một vấn đề lớn để bàn luận, nhất là việc ứng xử đối đáp của mọi người trong gia đình. Ngày nay, khi mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân hóa mạnh thì các thành viên trong gia đình sẽ được tự do hơn theo cả nghĩa chủ quan lẫn khách quan, nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì đã có không ít những vấn đề tiêu cực xảy ra, và diễn biến này càng ngày càng xấu đi .như cách xưng hô,ứng xử của con cháu trong nhà, cách đối xử với ba mẹ mình và hàng nghìn vấn đề nảy sình khi tôi làm đề tài này Phải chăng chúng ta đang tự đánh mất đi nền văn hóa tốt đẹp đã có từ bao đời nay? Chúng ta cầm phải dành chút thời gian để suy ngẫm lại những gì chúng ta đã, đang và sẽ làm

    1) Một vài nét về văn hóa và văn hóa Việt Nam
    1.1) Văn hóa là gì?
    Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
    Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
    Theo Ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong Tiếng anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, .) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng .
    Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh .Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận .Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
    Trong nhân loại học và Xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người . Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
    Văn hóa liên kết với sự tiến hóa Sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động Sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay Xã hội mà các cá thể là thành viên.
    1.2) Một vài nét về văn hóa Việt Nam
    Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của Dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những Dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
    Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, Dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.
     
Đang tải...