Tiểu Luận van hoa dong nam a

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay và sẽ tồn tại cùng loài nguời trong một thời gian khó mà đoán định được. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh huởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội đến tâm lý, đạo đức, lối sốnh, phong tục tập quán cảu nhiều dân tộc, nhiều quốc gia.

    Có thể nói hiện nay tôn giáo vô cùng đa dạng. Có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87% dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 % là không tôn giáo. Và Đông Nam Á chính là mảnh đất màu mỡ của tôn giáo, do đó tôn giáo ở đây rất phát triển và có ảnh huởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực đời sống của con ngưòi nơi đây. Do có một vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các vùng khác trên thế giới, là trạm trung chuyển trong các đợt di dân nên Đông Nam Á luôn luôn là vùng mở tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ bên ngoài du nhập vào trong suốt tiến trình lịch sử của mình. Ở Đông Nam Á có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo) và các tôn giáo có tính khu vực (Ấn Độ giáo, Khổng giáo, Lão giáo), nhưng các tôn giáo đó du nhập vào khu vực này vào các thời điểm lịch sử khác nhau. Bức tranh về các tôn giáo ở Đông Nam Á đa dạng, nhiều vẻ bởi trong quá trình phát triển lịch sử ở đây đã hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng từ cả phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ. Arập) lẫn phuơng Tây.

    Có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam Á Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ bản lại là miền đất theo Công giáo. Vì vậy, trên nền tảng phát triển khu vực, chúng ta nên biết qua đôi nét về nguồn gốc các tôn giáo chính như Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo, Thiên chúa giáo cũng như thời gian các tôn giáo này được truyền vào Đông Nam Á.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...