Tiểu Luận Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trước ngưỡng cửa công nghệ thông t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Sách là những con tàu tư tưởng lênh đênh trên các lớp sóng thời gian và trân trọng chuyên chở thứ hàng kiến thức quý báu của mình hết thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy nên, sách có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Từ ngàn xưa, con người đã biết tạo ra những văn tự rồi khắc lên thẻ tre, mai rùa hay trên núi, vách đá, vỏ cây Qua thời gian, sách trở thành cửa sổ cho chúng ta trở về với thuở khai thiên lập địa, từ lịch sử vua Hùng, Âu Cơ và Lạc Long Quân dựng nước và giữ nước đến khắp mọi nơi trên thế giới chiêm ngưỡng những kỳ quan tuyệt mỹ. Không chỉ vậy, sách còn thể hiện những nét phong phú, độc đáo của mỗi đất nước, mỗi châu lục. Đọc sách là để biết xưa, biết nay và biết nơi này, nơi khác. Đặc biệt, sách là nơi lưu trữ những tri thức nhân loại: toán học, văn học, địa lý, vật lý Bởi thế, từ những người học sinh cho tới những nhà khoa học tài giỏi, sách được coi như một công cụ để học tập, nghiên cứu. Sách giúp con người mở mang trí tuệ về thế giới bao la kỳ thú, khơi nguồn cho mọi sáng tạo của nhân loại.
    Sách quan trọng là thế nhưng dường như việc đọc sách như thế nào để đạt kết quả tốt nhất, tiếp thu được nội dung cốt lõi của cuốn sách thì chưa được bàn và được biết tới một cách đúng đắn. Văn hóa đọc “chân chất” đang bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của ngành công nghệ thông tin. Sự “bành trướng” của văn hóa nghe - nhìn dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đang de dọa văn hóa đọc. Văn hóa đọc dường như đang mất đi vị trí trung tâm của nó, vị trí ấy đã bị chuyển dịch trong tâm trí đại chúng bởi một nền văn hoá nghe - nhìn. Phương tiện của truyền hình (và cả video nữa) là hình ảnh nghe nhìn ưu thế của hình ảnh, nghe nhìn là hấp dẫn và dễ tiếp nhận, không đòi hỏi nỗ lực tích cực của trí tuệ để tiếp nhận. Buồn ngủ rũ rượi nhưng vẫn có thể ngồi xem TV. Đọc sách thì rất khác. Phải có nỗ lực của trí tuệ - nhiều khi phải đọc đi đọc lại, phải ngẫm nghĩ thì mới tiếp thu được. Ấn tượng của hình ảnh ngôn từ bền và sâu hơn ấn tượng của hình ảnh nghe nhìn vì nó kích thích và đòi hỏi sự nỗ lực tích cực của trí tuệ.
    Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin” là đề tài tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu trong Công tác xã hội. Lựa chọn đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng về văn hóa đọc của sinh viên trong thời đại số, đồng thời nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của sách và văn hóa đọc sách. Đối tượng mà đề tài hướng tới là sinh viên nội trú hệ cao đẳng chính quy khóa 2010 của trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII). Vì thời gian ngắn và điều kiện có hạn nên tiểu luận chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu lượng giá.
    Đề tài tiểu luận được kết cấu với 02 chương chính như sau:
    Chương I: “Những vấn đề lý luận chung” đưa ra những lý luận chung nhất về văn hóa đọc trong thời đại công nghệ thông tin, cũng như nêu rõ tầm quan trọng của đề tài.
    Chương II: “Kết quả điều tra” sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới văn hóa đọc hiện nay và đề ra một số giải pháp nâng cao hơn nữa văn hóa đọc trong đời sống sinh viên.



    MỤC LỤC
    Trang


    PHẦN MỞ ĐẦU 2
    PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4

    1/ Một số khái niệm công cụ 4
    1.1. Sách 4
    1.2. Văn hóa và văn hóa đọc 4
    1.2.1. Văn hóa 4
    1.2.2. Văn hóa đọc 4
    1.3. Công nghệ thông tin và Internet 5
    1.3.1. Công nghệ thông tin 5
    1.3.2. Internet 5
    2/ Tầm quan trọng của văn hóa đọc 5
    CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 8
    1/ Vài nét về trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) 8
    2/ Thực trạng văn hóa đọc của SV trường ĐH LĐ - XH (CSII) 8
    2.1. Sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với đời sống SV 8
    2.2. Sách và văn hóa đọc của SV trường ĐH LĐ - XH (CSII) 12
    3/ Nguyên nhân a/h tới văn hóa đọc SV trường ĐH LĐ - XH (CSII) 20
    3.1. Thư viện Trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu về sách 20
    3.2. Cơ sở vật chất, tài chính còn hạn chế 21
    3.3. Cơ bão về văn hóa mạng 22
    3.4. Hạn chế thời gian 23
    3.5. Cách giáo dục từ Nhà trường phổ thông 23
    4/ Giải pháp nâng cao văn hóa đọc 23
    4.1. Về phía Nhà trường 23
    4.2. Về phía Sinh viên 25
    PHẦN KẾT LUẬN 26
    PHỤ LỤC 27

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bài giảng “Phương pháp nghiên cứu trong Công tác xã hội” của Th.s Phạm Thanh Hải, khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), năm 2011
    2. Giáo trình Xã hội học chuyên biệt và đại cương - Trường Đại học Lao động – Xã hội, năm 2008;
    3. Bài viết “Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Viêm (2009) trên www.nlv.gov.vn;
    4. Bài báo cáo “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin” của Nhóm 2, lớp ĐH09CT, khoa Công tác xã hội, trường ĐH Lao động – Xã hội (CSII), năm 2011;
    5. Bài báo cáo “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin” của Nhóm 7, lớp ĐH09CT, khoa Công tác xã hội, trường ĐH Lao động – Xã hội (CSII), năm 2011;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...