Tiểu Luận Văn Hóa Doanh Nghiệp – Thực Trạng Và Giải Pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/9/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thời cơ mới, đồng thời nhiều thử thách mới nảy sinh mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Sự phát triển đó đòi hỏi ngày càng lớn về công nghệ kỹ thuật, về nguồn vốn khổng lồ cũng như việc quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công trong quản lý, đồng thời giúp được các doanh nghiệp tiếp cận được thương trường quốc tế cần phải kể đến là văn hóa doanh nghiệp.

    Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ở việt nam còn rất mơ hồ. Với hầu hết cá nhân lao động thì rất ít người được nghe tới danh từ “văn hóa doanh nghiệp”, rõ ràng họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa, nơi mà họ thường được gắn bó. Sức mạnh tổng hợp của một doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mà mọi cá nhân nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định mang lại sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

    Ngày nay, trước bối cảnh đất nước ta gia nhập nền kinh tế thế giới ngoài các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, điện lực, dầu khí là hoạt động có quy mô và tích luỹ được bề dày về văn hoá, có thể đương đầu với những thách thức trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp thuộc loại hình vừa và nhỏ cũng đã và đang chú ý tới việc hình thành giá trị văn hoá riêng nhằm phát huy mọi khả năng của chính mình. Một yếu tố có thể tạo nên khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp là gắn kết mọi thành viên thành một khối thống nhất, tạo nên khả năng cạnh tranh tập thể.

    Không ai có thể nghĩ rằng những hãng kinh doanh nổi tiếng trên thế giới như: Gerneral, IBM, Sear, Kodak, Digital Electronics chỉ trong thời gian ngắn đã đánh mất đi vị trí số một của mình. Còn nhiều công ty, tập đoàn như Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài nước với sự cạnh tranh đáng gờm đã làm thức tỉnh nhiều công ty lớn trên thế giới. Lý do thật đơn giản mà cũng khó nhận biết đó là: có được nhận thức về văn hoá và tiến hành cuộc cách mạng văn hoá trong doanh nghiệp Xuất phát từ từ thực trạng các doanh nghiệp ở Việt Nam và bài học rút ra từ một số doanh nghiệp lớn nước ngoài, cùng với những yêu cầu bức xúc của nhiều người đã vàđang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt nam, nhóm chúng tôi quyết định trình bày đề tài “Văn Hóa Doanh Nghiệp – Thực Trạng Và Giải Pháp

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU .3
    PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ .5
    1.1 Khái niệm văn hoá: 5
    1.2 Các yếu tố cấu thành của văn hóa: . 6
    1.3 Các tính chất của văn hoá: 8
    1.4 Nhận diện văn hoá 10
    1.5 Đặc điểm của văn hoá và con người Việt nam . 11
    1.6 So sánh phong cách ứng xử phương đông và phương tây 12
    PHẦN II :VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 14
    2.1 Khái niệm Văn hoá doanh nghiệp: . 14
    2.2 Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp: . 15
    2.2.1 Văn hoá doanh nghiệp tồn tại khách quan: 15
    2.2.2 Văn hoá doanh nghiệp hình thành trongmột thời gian khá dài: Tức là VHDN mang
    tính lịch sử (thời gian văn hoá): Quá trình hoạt động kinh doanh . 16
    2.2.3 Văn hoá DN mang tính bền vững. 16
    2.2.4 Văn hoá doanh nghiệp mang tính hệ thống, thống nhất. tương tự như đặc tính của văn
    hóa nói chung . 18
    2.3 Chủ thể của văn hoá doanh nghiệp: 18
    2.3.1 Văn hoá doanh nhân: . 18
    2.3.2 Nhà quản trị: 19
    2.3.3 Nhân viên và người lao động: 20
    2.3.4 Khách hàng: 22
    2.3.5 Nhà cung cấp. 23
    2.3.6 Với Cộng đồng xã hội, cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông, tổ chức tài chính,
    ngân hàng . 23
    2.4 Sự cần thiết xây dựng văn hóa doanh nghiệp,và vai trò của văn hóa doanh nghiệp 23
    2.4.1 Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường 23
    2.4.2 Văn hóa văn nghiệp tạo nên khả năng thích ứng với thời cuộc mới . 24
    2.4.3 Tạo nên giá trị tinh thần, bản sắc cho doanh nghiệp . 24
    2.4.4 Tạo sức hút của doanh nghiệp 25
    2.5 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp: . 26
    2.5.1 VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh 26
    2.5.2 Văn hoá doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp: . 26
    2.5.3 Thu hút nhân tài , tăng cường sự gắn bó người lao động: . 27
    2.5.4 Văn hoá doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp 27
    2.5.5 Văn hoá ảnh hướng tới hoạch định chiến lược: 27
    2.6 Cơ sở xây dựng VHDN 29
    2.6.1 Các hạt nhân của VHDN 29
    2.6.2 Phát triển văn hóa giao lưu của các DN . 29
    2.6.3 Xây dựng các tiêu chuẩn về VHDN . 30
    2.6.4 Văn hóa tập đoàn đa quốc gia . 30
    2.6.5 Văn hóa doanh nghiệp gia đình . 30
    Giáo viên: TS Nguyễn Thanh Hội Nhóm 8-Đêm 2-K19
    UEH_K19 Trang 2
    2.7 Mô hình văn hóa doanh nghiệp lí tưởng 31
    2. 8 Thực trạng văn hoá DN Việt Nam hiện nay . 42
    2.9 Tại sao phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp Việt Nam . 44
    PHẦN III: 47
    CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
    NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .47
    3.1 Phải đặt biệt coi trọng yếu tố con người 48
    3.2 Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường . 48
    3.3 Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết 48
    3.4 Phải đề cao tính tập thể, truyền thống đoàn kết dân tộc trong kinh doanh 48
    3.5 Hướng tới vấn đề an sinh xã hội. . 49
    3.6 Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. . 49
    3.7 Bản thân Doanh nghiệp 49
    3.8 Nhà nước tạo môi trường tốt cho phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam bằng cách:
    57
    PHẦN IV: VÍ DỤ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .58
    KẾT LUẬN 61
     
Đang tải...