Tiểu Luận Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu:
    Đất nước ta rồi sẽ phát triển, các công ty, doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn tham gia ngày càng tích cực hơn vào xây dựng nền kinh tế của đất nước. Để tăng cường tính cạnh tranh trên sân nhà, thiết nghĩ các cơ quan hữu quan và bản thân các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển bền vững mà theo tôi một trong những bí quyết đó là xây dựng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt nam trong mỗi doanh nghiệp. Để môi trường văn hóa đó tự nó sẽ có sức cảm hóa, động viên sự nỗ lực của các doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, cũng cần phải ý thức sâu sắc rằng con đường xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh nhằm mục tiêu phát triển bền vững là một quá trình không đơn giản, không thể chỉ trong vài tháng hay vài năm. Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, không đầu tư công sức thì bất kỳ lúc nào chúng ta cũng thấy mình đang đi trên đầm lầy và không thể hy vọng một ngày mai thành công. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta có thể mượn câu nói của Lão Tử: “Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước nhỏ”.

    Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhưng đồng thời phải thể hiện được bản sắc cùng nét văn hoá riêng của doanh nghiệp.

    Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị? Trong nội dung bài tiểu luận này chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này.


    I. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?
    Để hiểu thế nào là văn hóa doanh nghiệp, đầu tiên ta cần hiểu thế nào là văn hóa.

    Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
    Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng như đối với các doanh nghiệp. Chúng ta đều đồng ý nó tồn tại và khẳng định nó rất quan trọng. Nhưng chúng ta lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp:

    “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.

    “Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá tâp trung và toả sáng trong các thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục ) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh )”

    Văn hoá doanh ngiệp bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất tạo ra của cải vật chất để làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Bằng sức sáng tạo của mình các doanh nghiệp đang cố gắng làm ra của cải cho xã hội với chi phí thấp nhất. Văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện ở sự tương trợ lẫn nhau và đóng góp nhiều vào công tác từ thiện như xây trường học, các công trình xây dựng, cầu cống, bệnh viện .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...