Luận Văn Văn hóa daonh nghiệp – bài học từ hiện tượng fpt và sự cố arena

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 21/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong không gian tri thức kinh tế, yếu tố con người đóng vai trò quyết
    định. Văn hóa làm cho yếu tố đó trở thành sợi dây liên kết và nhân lên các giá
    trị riêng lẻ của từng cá nhân, trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia.
    Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh
    doanh để từ đó hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và dặc thù
    trong hoạt động kinh doanh của họ.
    Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh
    nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành một nhân tố tạo ra sự
    khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay,
    thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị
    trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt
    chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước và đi
    mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong
    doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy
    mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết,
    tác động đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia
    tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần
    vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp
    phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được năng lực
    và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục
    tiêu chung của tổ chức. Vì vậy, có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài
    sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Khi đó văn hóa doanh nghiệp làm nên sự
    khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.
    Trên thế giới văn hóa doanh nghiệp đang ngày càng được các công ty,
    các tập đoàn lớn coi trọng và xây dựng, còn ở Việt Nam thì còn rất ít công ty
    nhận ra tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, hoặc có nhận thức được thì
    cũng chưa có chiến lược cụ thể xây dựng văn hóa riêng cho doanh nghiệp,
    công ty của mình. Chỉ có một vài doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình một
    nền văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, đặc trưng như FPT, Mai Linh
    taxi, cà phê Trung Nguyên trong đó FPT là doanh nghiệp có nền văn hóa
    doanh nghiệp đặc trưng nhất.
    Do vậy, nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp để có nhận thức đúng đắn, từ
    đó xây dựng cho doanh nghiệp một bản sắc riêng chứa đựng toàn bộ tinh
    thần, giá trị của các thành viên trong doanh nghiệp là điều hết s ức cần thiết.
    Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp – Bài học từ
    “hiện tượng FPT” và “ sự cố ARENA””.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trên thực tế có nhiều tác giả đã đề cập đến đề tài văn hóa doanh nghiệp
    trong các nghiên cứu của mình, sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu:
    Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.
    Khóa luận tốt nghiệp của Tường Thùy Dung, sinh viên K42 trường Đại học
    Ngoại thương, đề tài đã đưa ra các khái niệm cơ bản về văn hóa doanh
    nghiệp, tổng quan về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam trong
    giai đoạn hiện nay đồng thời có chỉ ra một số giải pháp xây dựng văn hóa
    doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
    Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự thành công trong kinh
    doanh của công ty FPT. Khóa luận tốt nghiệp của Trần Ngọc Diệp, sinh viên
    K40 trường Đại học Ngoại thương. Đề tài đã phân tích những nét điển hình
    trong văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT từ đó làm minh chứng cho sự
    thành công của công ty này trong kinh doanh.
    Những nghiên cứu trên đã cho thấy văn hóa doanh nghiệp luôn luôn là
    đề tài rất được quan tâm. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu, các tác giả
    chỉ đưa ra những nhận xét chung về văn hóa doanh nghiệp hoặc chỉ ra những
    điểm mạnh của văn hóa doanh nghiệp FPT, chưa có nghiên cứu nào đưa ra
    những nhận xét, đánh giá về những mặt trái, những sai lầm trong việc xây
    dựng văn hóa FPT nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
    dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho một doanh nghiệp. Vì vậy trong bài khóa
    luận này, em xin được nêu ra một vài nhận xét nhằ m giúp FPT cũng như các
    doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn đúng đắn, khách quan và hoàn thiện về
    văn hóa doanh nghiệp.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng của khóa luận: “Văn hóa doanh nghiệp – Bài học từ “hiện
    tượng FPT” và “ sự cố ARENA”” chính là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
    được khái quát hóa từ một văn hóa doanh nghiệp FPT, thông qua việc nghiên
    cứu, phân tích một hiện tượng, sự việc cụ thể - “hiện tượng FPT” và “sự cố
    ARENA”, phân tích sự tác động ngược của VHDN từ một hiện tượng xấu,
    đồng thời cũng nêu ra những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng văn hóa
    doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
    4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về
    văn hóa doanh nghiệp, với mong muốn tìm hiểu sâu, phân tích vai trò của văn
    hóa doanh nghiệp và giúp các công ty nhận thức đúng đắn về văn hóa doanh
    nghiệp, từ đó có kế hoạch, chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo ra
    một lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
    Từ việc nghiên cứu đối tượng là “hiện tượng FPT” và “sự cố ARENA”,
    khóa luận còn nhằm chỉ ra một vài những sai lầm mà các doanh nghiệp gặp
    phải trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời nêu ra một số giải
    pháp giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hoá mạnh một cách có hiệu quả.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu
    thứ cấp, phương pháp nghiên cứu văn hoá học, phương pháp nghiên cứu
    khách quan theo tư duy biện chứng.
    6. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Khóa luậ n
    gồm có 3 phần chính:
    Chương 1: Những lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp
    Chương 2: Bài học về văn hóa doanh nghiệp qua “hiện tượng FPT”
    và “sự cố ARENA”
    Chương 3: Một số giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn
    hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU i
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP . 1
    1. Những khái niệm cơ bản . 1
    1.1. Khái niệm văn hóa . 1
    1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 3
    1.3. Chức năng và vai trò của văn hóa doanh nghiệp 5
    1.3.1. Nguồn lực đề doanh nghiệp phát triển bền vững . 5
    1.3.2. Định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp . 7
    1.3.3. Điều chỉnh hành vi của các nhân viên trong doanh nghiệp 8
    2. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp . 8
    2.1. Nhóm yếu tố giá trị 9
    2.1.1. Lý tưởng . 10
    2.1.2. Giá trị, niềm tin và thái độ 12
    2.1.3. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa . 13
    2.2. Nhóm yếu tố chuẩn mực 14
    2.3. Nhóm yếu tố phong cách quản lý của doanh nghiệp 15
    2.4. Nhóm yếu tố hữu hình . 15
    2.4.1. Kiến trúc đặc trưng . 15
    2.4.2. Nghi lễ 16
    2.4.3. Giai thoại 17
    2.4.4. Biểu tượng 18
    2.4.5. Ngôn ngữ, khẩu hiệu 19
    2.4.6. Ấn phẩm điển hình . 19
    3. Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp ở một số quốc gia trên
    thế giới . 21
    3.1. Doanh nghiệp Trung Quốc 21
    3.2. Doanh nghiệp Nhật Bản 22
    3.3. Doanh nghiệp Mỹ 24
    Chương II: Bài học văn hóa doanh nghiệp qua “hiện tượng FPT” và “sự
    cố ARENA” . 27
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty FPT 27
    2. Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT 29
    2.1. Giới thiệu chung về văn hóa FPT 30
    2.2. Những sự kiện, ngày kỷ niệm hàng năm diễn ra tại công ty FPT. 32
    3. Hiện tượng FPT và sự cố ARENA . 34
    3.1. Hiện tượng FPT . 34
    3.1.1. Phong trào Sáng tác company . 34
    3.1.2. Tính hiện tượng của phong trào Sáng tác company . 36
    3.2. Sự cố ARENA 41
    3.2.1. Giới thiệu về trung tâm ARENA 41
    3.2.2. Sự cố ARENA 42
    4. Tác động tới văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp FPT 43
    4.1. Tác động tích cực . 43
    4.2. Tác động phi tích cực . 46
    Chương III: Một số giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa
    doanh nghiệp ở Việt Nam 50
    1. Giải pháp chung cho các doanh nghiệp Việt Nam 50
    1.1. Giải pháp đối với Nhà nước . 50
    1.1.1. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh 50
    1.1.2. Xây dựng môi trường cho văn hóa doanh nghiệp 51
    1.1.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của doanh nhân và tầm
    quan trọng của văn hóa doanh nghiệp . 54
    1.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp . 56
    1.2.1. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả . 56
    1.2.2. Nâng cao năng lực của nhà lãnh đạo, đảm bảo sự cam kết và
    gương mẫu đi đầu của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp 57
    1.2.3. Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ nhân viên . 59
    1.2.4. Định hướng về công việc và cơ cấu tổ chức cho nhiệm vụ mới 61
    1.2.5. Xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu 62
    2. Giải pháp cho doanh nghiệp FPT . 62
    2.1. Học hỏi những giá trị từ các doanh nghiệp khác, từ nền văn hóa
    khác hay từ chính những thành viên trong công ty . 62
    2.2. Hạn chế các xung đột văn hóa 63
    2.3. Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật 65
    2.4. Tạo cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp . 66
    2.5. Tăng cường sự đánh giá khen thưởng, tuyên dương của cấp trên 66
    KẾT LUẬN . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...