Tiểu Luận Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty,doanh nghiệp quan

    tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh để định hướng cho các hành vi của mình và đảm bảo rằng những họat động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn trong nước

    cũng như quốc tế.Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để thiết lập một hệ thống các

    tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu nói chung. Khi áp dụng cho kinh doanh trong nước

    hay trong kinh doanh toàn cầu, các giá trị chung như : trung thực, liêm chính, công

    bằng, và vô tư góp phần tạo nên một hệ thống đạo đức. Khái niệm đạo đức

    thương trường đã có nền móng tự hàng nghìn năm trước.


    Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như : Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.


    Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột người lao động Sự hủy hoại môi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân và các cơ quan chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và phản ứng bởi công đoàn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách hàng lại thường được doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che đậy thông qua nhiều phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc dẫu có nhận biết thì cũng đã muộn vì đã lỡ mất tiền, không thể đòi lại được. Nếu như chuyện lừa dối trong các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ tiêu dùng đáng bị lên án thì hành vi lừa dối trong kinh doanh giáo dục và đào tạo càng là điều không thể chấp nhận được. Hiện có nhiều cơ sở chiêu sinh, mở lớp đào tạo về quản lý, trong đó có chủ đề Văn hóa doanh nghiệp – một phần không tách rời của đạo đức kinh doanh. Lẽ đương nhiên, ai cũng nghĩ, một doanh nghiệp đã đi dạy cho người khác làm văn hóa doanh nghiệp thì không lý nào doanh nghiệp đó lại không xây dựng cho mình văn hóa trước. Và khi đã có văn hóa doanh nghiệp rồi, vấn đề đạo đức kinh doanh hẳn sẽ được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, thực tế không phải lúc nào cũng như nhiều người vẫn tưởng.


    Bài tiểu luận này chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề nóng hổi hiện nay là đạo đức kinh doanh của các các DN Việt Nam , cũng như các công ty tập đoàn đa quốc gia .Liệu đạo đức kinh doanh có cần thiết ? tại sao phải xây dựng triết lý kinh doanh ,đạo đức kinh doanh ,văn hóa kinh doanh ?


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    Phần I 2

    CÁC KHÁI NIỆM , ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 2

    I-Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. 2

    II- Đạo đức cần cho thương hiệu 6

     Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nào ? 7

     Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo. 7

     Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất . 8

     Các chương trình Huấn luyện về đạo đức. 8

     Xây dựng các kênh thông tin 9

    Phần II 10

    THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 10

    I-Giá trị thương hiệu và đạo đức kinh doanh. 10

    II-Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh. 10

    III-Lợi nhuận là trên hết 15

    V-Một Số ví dụ thực tiễn về đạo đức kinh doanh : 29

    Ông nói: "Niềm tin đã trở thành chứng minh thư thứ hai của cá nhân và công ty, nếu một cá nhân đánh mất chữ Tín trong điều kiện kinh tế thị trường thì sẽ không ai muốn hợp tác với anh ta nữa. Nếu một doanh nghiệp mất đi sự thành tín, nó cũng không thể tiếp tục có chỗ đứng trên thị trường". 44

     Dấu hiệu tốt về đạo đức kinh doanh. 44

    KẾT LUẬN 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...