Chuyên Đề Văn hóa dân gian phi vật thể huyện ngã năm - sóc trăng

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VĂN HÓA DÂN GIAN PHI VẬT THỂ HUYỆN NGÃ NĂM - SÓC TRĂNG - Th.S Trần Minh Thương
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Nghiên cứu văn hóa dân gian đang là một nhu cầu, một xu thế cấp thiết được nhiều người, nhiều ngành quan tâm. Văn hóa dân gian nói chung và văn hóa dân gian phi vật thể nói riêng do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan quy định, nên nếu không có sự sưu tầm, biên tập, biên khảo thì theo thời gian, cùng với sự giao thoa và hội nhập những nét căn bản nhất của những phong tục, lễ hội, . đã từng diễn ra trong cộng đồng các dân tộc . sẽ dần biến mất, . Chính yêu cầu cấp thiết ấy đã gợi mở cho chúng tôi những suy tính về một công trình biên khảo văn hóa dân gian phi vật thể ở địa phương.
    1.2. Sóc Trăng là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, bên bờ Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 200 km. Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Cũng như các tỉnh trong vùng Cửu Long, Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Sóc Trăng hiện có 10 huyện và một thành phố. Ngã Năm là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh. Đặc biệt là Ngã Năm lại là nơi giáp ranh với hai tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang. Ngã Năm cũng là huyện có ba dân tộc anh em Việt - Hoa - Khmer cùng sinh sống cộng cư bên nhau. Dân Ngã Năm sinh sống chủ yếu bằng nghề nông (trồng lúa, trồng màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Đời sống văn hóa tinh thần của người dân Ngã Năm thể hiện gần như đầy đủ các cung bậc, các phương diện của văn hóa phi vật thể ở Sóc Trăng nói riêng và vùng đất văn hóa đồng bằng phù sa nửa năm ngập mặn nửa năm mưa ngọt ở phía Nam Tây Nam Bộ nói chung.
    1.3. Văn hóa phi vật thể ở một huyện như Ngã Năm lượng không nhiều nhưng chất thì đáng trọng. Có thể khẳng định đây là nét văn hóa có những đóng góp đáng kể cho văn hóa của vùng đất. Nhiều bài viết với nhiều dạng thức xuất hiện rải rác trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng chưa có công trình sưu tầm công phu, biên khảo chuyên biệt về nó.
    1.4. Từ những vấn đề vừa đặt ra, chúng tôi chọn đề tài VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở NGÃ NĂM - SÓC TRĂNG làm đề tài sưu tầm, khảo cứu với mong muốn kịp ghi lại những gì còn lưu lại trong đời sống thường nhật của người bình dân vùng đất này.

    2. Đối tượng sưu tầm, khảo cứu và giới hạn của đề tài
    2.1. Đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa phi vật thể ở Ngã Năm.
    2.2. Giới hạn đề tài
    Đề tài tập trung vào việc chúng tôi sưu tầm, biên tập, biên khảo các lĩnh vực: tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, trò chơi, mẹo vặt, . trong đời sống dân gian, ở vùng văn hóa Ngã Năm - Sóc Trăng.
    Những nét văn hóa phi vật thể khác ở các vùng lân cận như Bạc Liêu, Hậu Giang, ., chúng tôi khảo sát để như một đối tượng để đối sánh. Những nét văn hóa vật thể như phương tiện đi lại, nhà cửa, trang phục, đình chùa, . không phải là đối tượng sưu tầm, khảo cứu chính của để tài.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này chuyên luận đặt ra ba nhiệm vụ nghiên cứu:
    3.1. Sưu tầm những biểu hiện văn hóa phi vật thể ở vùng Ngã Năm - Sóc Trăng.
    3.2. Khảo sát, phân tích và xác định đặc điểm tiêu biểu của những nét văn hóa phi vật thế đã sưu tầm.
    3.3. Đối sánh tìm những nét riêng biệt độc đáo và sự giao thoa của các tín ngưỡng, phong tục, văn học dân gian giữa ba dân tộc anh em: Việt - Hoa - Khmer, từ trường hợp cụ thể ở Ngã Năm - Sóc Trăng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài nay, chúng tôi dùng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính:
    - Phương pháp điều tra điều dã dân gian
    - Phương pháp thống kê phân loại;
    - Phương pháp phân tích tổng hợp;
    - Phương pháp so sánh loại hình;
    - Phương pháp cấu trúc hệ thống.
    5. Đóng góp và cấu trúc của đề tài
    5.1. Đóng góp
    Trên cơ sở những nguồn tư liệu sưu tầm được từ dân gian chúng tôi biên khảo lại thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh làm cơ sở bảo tồn những nét văn hóa phi vật thể độc đáo của ba dân tộc Việt - Hoa - Khmer sống cộng cư trên một vùng văn hóa địa phương cụ thể. Góp phần bảo tồn lưu giữ và định hướng phát triển theo hướng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
    5.2. Cấu trúc
    Ngoài Mở đầu, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của chuyên luận được triển khai trong 03 chương:
    Chương 1: Đất và người Ngã Năm
    Chương 2: Biểu hiện văn hóa phi vật thể trong đời sống người dân huyện Ngã Năm
    Chương 3. Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...