Tiểu Luận Văn hoá của người Mông trong sự thích ứng với điều kiện môi trường ở Đồng Văn

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MÔNG TRONG SỰ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN
    MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG VĂN

    Lời mở đầu


    Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau đã tạo nên một bức tranh nhiều mầu sắc về các dân tộc ở Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có một lịch sử, truyền thống và những bản sắc văn hoá rất riêng biệt, thể hiện qua hình thức canh tác, kiến trúc nhà ở ăm mặc, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, tín ngưỡng, cưới xin, ma chay, tổ chức cộng đồng Những sự khác biệt này không chỉ có giữa các dân tộc mà giữa các nhóm trong cùng một tộc người cũng có nhiều khác biệt. Bởi vì văn hoá luôn luôn thay đổi và có xu hướng để thích ứng. Điều này có nghĩa là trong thời gian dài văn hoá thay đổi để thích ứng với môi trường đặc biệt với một tập hợp hoàn cảnh đặc biệt. Khi môi trường sinh - vật lý hay môi trường xã hội thay đổi thì văn hoá thay đổi theo những chiều hướng cho phù hợp hoàn cảnh mới. Thay đổi khi nhanh khi chậm, khi vay mượ, khi sáng tạo - văn hoá luôn luôn thay đổi. Tôi xin đưa ra một số điểm đặc trưng trong nền văn hoá của tộc người Mông sinh sống trên cao nguyên Đồng Văn ở Hà Giang để minh chứng cho tính thích ứng của văn hoá với điều kiện môi trường.


    Hiểu văn hoá là gì? Là điều rất quan trọng. Bởi vì nói về bản chất của văn hoá là nói về bản chất của con người, không có con người thì không có văn hoá và ngược lại không có văn hoá thì cũng không có con người. Loài người và văn hoá của con người cũng đã tiến triển và trong quá trình này con người đã tiến triển thành một loài đặc biệt.


    - Theo các nhà Triết học thì “văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của xã hội”.


    - Như vậy văn hoá bao gồm khía cạnh phi phật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, chuẩn mực, đạo đức và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện


    - Văn hoá là sở hữu chung của một tập đoàn người, những thành viên của một tập đoàn đó đã học được từ hiên nhiên, từ bố mẹ, từ bà con láng giềng, từ thầy giáo, từ sách vở và từ các thông tin đại chúng và suốt cuộc đời họ duy trì và thường xuyên tái tạo nên văn hoá này thông qua quá trình tương tác xã hội. Có hể nói văn hoá được sản sinh ra bởi các quá trình tương tác xã hội, văn hoá là một hệ thống tượng trưng, phải học mới có được và văn hoá được chia sẻ.


    - Người Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc này có một truyền thống văn hoá độc đáo có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.


    - Theo một số tài liệu sử sách cho rằng, người Mông xuất hiện sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà- Trung Quốc. Song, trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân, người Mông phải di cư xuống phía Nam rồi trở thành con cháu của một trong những dân tộc bản địa cổ đại Nam Trung Quốc. Bao gồm các vùng Hồ Động Đình, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Cân Na, Quảng Đông, Quảng Tây- Trung Quốc. Ở vùng này người Mông đã từng có thời kỳ lập nên quốc gia“Tam Miêu” riêng. Nhưng ở đây cũng chẳng được bao lâu họ lại thiên di cư xuống phía Nam vào Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á. Người Mông di cư vào Việt Nam với 3 thời kỳ đông nhất.


    1. Khái niệm văn hoá​2. Đôi nét về lịch sử của người Mông​3. Đôi nét về văn hoá của người Mông trong sự thích nghi với điều kiện môi trường​
     
Đang tải...