Thạc Sĩ Văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quan niệm về văn hóa chính trị
    Trước hết, chúng ta hiểu văn hóa là toàn bộ những sản phẩm, những vật thể hay giá trị dưới dạng vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn để phục vụ cuộc sống của con người, để thực hiện sự phát triển và tiến bộ xã hội. Văn hóa thể hiện sức mạnh bản chất người, là trình độ người trong phát triển mà mỗi thời đại đạt được trong tiến trình lịch sử, hướng tới chân - thiện - mỹ, vì hạnh phúc và tự do của mỗi người. Còn chính trị là quan hệ giai cấp, dân tộc trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị nhằm thực hiện quyền con người.

    Văn hóa chính trị là thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hóa với chính trị, giữa chính trị với văn hóa. Văn hóa chính trị nâng hoạt động chính trị của con người và của tổ chức lên trình độ văn hóa, làm cho hoạt động chính trị mang tính tự giác, chủ động và sáng tạo, nâng cao tính tích cực chính trị của quần chúng. Văn hóa thấm sâu vào chính trị, nâng chính trị lên tâm văn hóa chính trị, làm cho chính trị trở thành khoa học, cách mạng và nhân văn. Chính trị của giai cấp công nhân, chính trị trong chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là chính trị kiểu mới với những bản chất đặc trưng và cách mạng nhất. Vậy văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị. Nó là cái góp phần chi phối hoạt động của các cá nhân, của các nhà chính trị, định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định.

    Văn hóa chính trị góp phần định hướng mục tiêu hoạt động cho các tổ chức chính trị, đặc biệt là Đảng và Nhà nước, cho các phong trào chính trị trong một xã hội nhất định.
    2. Thực trạng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay
    2.1. Chúng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận cốt lõi trong văn hóa chính trị ở nước ta
    Khi nói đến truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng ta muốn nói đến cái phần chủ yếu, cái phần cốt lõi của nó, đó là nội dung tình cảm, tư tưởng, đạo lý, được chứa đựng trong cái biểu hiện rất phong phú, đa dạng nhằm thể hiện tâm hồn, cốt cách và bản lĩnh của dân tộc ta, hòa quện với nó là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Lênin tin tưởng và yêu cầu Đảng Cộng sản phải trở thành trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta. Lênin chỉ ra rằng: "Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống"[SUP]([SUP][1][/SUP])[/SUP]. Thực tiễn đã chỉ cho chúng ta phải sáng tạo và vận dụng một cách khoa học, không áp dụng giáo điều máy móc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược là cuộc chiến không cân sức, chúng ta đã toàn thắng, câu hỏi đặt ra tại sao Việt Nam thắng Mỹ, vẫn là câu hỏi lớn làm đau đầu nhiều chính khách Mỹ. Chúng ta không thể lấy vật chất để đánh đổ lực lượng vật chất, mà chúng ta lấy văn hóa chính trị Việt Nam để thắng Mỹ, ông cha ta đã lấy "chí nhân thay cường bạo", "lấy đại nghĩa thắng hung tàn", "lấy văn minh thắng bạo tàn". Chúng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng của mình. Lênin yêu cầu rất cao đối với những người cộng sản đó là: Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra. Dân tộc ta đã biết chắt lọc, biết chưng cất những giá trị văn hóa của nhân loại để làm giàu cho chính mình, cho dân tộc mình, văn hóa chính trị không chỉ giúp con người sự lựa chọn mà còn giúp cho con người biết vận dụng mọi tri thức và kinh nghiệm để sáng tạo và phát hiện ra những tri thức mới trong thực tiễn cuộc sống. Có biết bao nhà cách mạng đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng trong số họ sự thành công rất ít. Bởi họ áp dụng máy móc tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin, thiếu sự nhạy bén chính trị. Việc áp dụng thành công trong cách mạng nước ta, đó là sự chọn lựa mang tính sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc xác định mục tiêu, đường lối chính trị. Đó là quá trình tích lũy văn hóa từ tri thức, kinh nghiệm, vốn sống thực tế kết hợp truyền thống dân tộc và các giá trị tinh thần nhân đạo mang tính phổ quát, để ứng xử trước tình thế cách mạng dân tộc và thời đại đặt ra.

    Trong cuốn Đường Cách mệnh Hồ Chí Minh đã viết: Sửa xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là việc khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì làm chắc chắn được. Hồ Chí Minh còn giải thích: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Cách mệnh thì phải làm thế nào.

    Hồ Chí Minh đã khơi dậy truyền thống ngàn năm của lịch sử Việt Nam, văn hóa chính trị Việt Nam kết hợp phương Đông, phương Tây và tư tưởng cách mạng Mác - Lênin. Tư tưởng dựa vào sức mạnh của nhân dân: dân là gốc, chở thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân. Tư tưởng đoàn kết dân tộc từ huyền thoại "Tiên rồng". Ngày nay, trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã phát triển những tư tưởng đó lên một chất lượng mới: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công". Hồ Chí Minh la người giáo dục, sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Người thấy rõ vai trò to lớn của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cách mạng trước hết phải có gì? trước hết phải có đảng cách mệnh, Đảng có vững cách mệnh mới thành công, đảng có vững phải lấy chủ nghĩa làm cốt, Hồ Chí Minh còn ví như người cầm lái có vững thuyền mới chạy, Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
    Hồ Chí Minh không chỉ trang bị lý luận cách mạng cho những người cộng sản, mà còn giáo dục cho họ "tư cách người cách mạng" và đạo đức người cách mạng. Người nói: người cách mạng phải là người ít ham muốn về vật chất vì bệnh cá nhân đẻ ra đủ thứ bệnh như: tham lam, lười biếng, hẹp hòi . khi đã mắc những bệnh đó thì không tiến đến chí công, vô tư . khi đã không chí công vô tư thì không dũng cảm. Đối với dũng cảm Hồ Chí Minh nói dũng cảm là gan góc, gặp việc khó phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ, khó khăn phải cố gắng chịu đựng . nếu cần phải có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

    Văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay là hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam với hạt nhân cơ bản là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố đó trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại đã chứng minh tính tất yếu của con đường giải phóng dân tộc bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố cơ bản đảm bảo tính khoa học, tính cách mạng, tính tiên tiến của văn hóa chính trị nước ta, mặt khác, lịch sử loài người nói chung, lịch sử phát triển của văn hóa trong đó có văn hóa chính trị nói riêng cũng là một dòng chảy liên tục
    [HR][/HR]([1]) V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tập 34, tr. 122.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...