Luận Văn Văn hóa ẩm thực bình dân Hải Phòng - khả năng khai thác phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài 01
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 02
    3. Mục đích ý nghĩa của đề tài 02
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 03
    5. Phương pháp nghiên cứu 03
    6. Bố cục khóa luận 03
    Chương 1
    Tổng quan về văn hóa ẩm thực và văn hóa quà hải phòng
    1.1. Lý luận chung về văn hóa ẩm thực 04
    1.1.1. Văn hóa ẩm thực 04
    1.1.2. Văn hóa quà 05
    1.1.2.1. Khái niệm quà 05
    1.1.2.2. Văn hóa quà 05
    1.2. Văn hóa ẩm thực và văn hóa quà Hải Phòng 06
    1.2.1. Vài nét về văn hóa ẩm thực Hải Phòng 06
    1.2.2. Văn hóa quà Hải Phòng trên cái nền chung của văn hóa ẩm thực Hải Phòng
    07
    1.2.3. Đặc trưng văn hóa quà Hải Phòng 10
    1.3.Tiểu kết 13
    Chương 2
    khảo sát một số món quà đặc trưng của hải phòng
    2.1. Các món ăn từ biển 15
    2.1.1. Bún cá 15
    2.1.2. Giá biển 16
    2.1.3. ốc 17
    2.1.4. Mực 20
    2.2. Các món bánh 22
    2.2.1. Bánh mỳ cay 22
    2.2.2. Bánh bèo 24
    2.2.3. Bánh xì mần cấu 25
    2.3. Một số món ăn khác 27
    2.3.1. Bánh đa cua 27
    2.3.2. Miến trộn 29
    2.3.3. Chè thái 30
    2.3.4. Chè vừng - sủi dìn 32
    2.4. Tiểu kết 34
    Chương 3
    Sổ tay địa chỉ du lịch ẩm thực bình dân
    hảI phòng và một số giảI pháp nhằm khai thác
    văn hóa quà hảI phòng phục vụ phát triển du lịch
    3.1. Sổ tay địa chỉ du lịch ẩm thực bình dân Hải Phòng 35
    3.1.1 Giá biển 35
    3.1.2 ốc 36
    3.1.3 Mực 37
    3.1.4 Bánh mỳ cay 37
    3.1.5 Bánh bèo 38
    3.1.6 Bánh xì mần cấu 39
    3.1.7 Bún cá 40
    3.1.8 Bánh đa cua 40
    3.1.9 Miến trộn 42
    3.1.10 Chè Thái 42
    3.1.11 Chè vừng - sủi dìn 43
    3.2. Một số giải pháp khai thác văn hóa quà Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch 43
    3.2.1. Xây dựng mô hình tuyến phố bán hàng quà - “Phố ẩm thực” 45
    3.2.2. Khai thác các món quà bình dân trong hệ thống nhà hàng khách sạn 47
    3.2.3. Tổ chức hội chợ ẩm thực 50
    3.2.4. Xây dựng tour du lịch ẩm thực Hải Phòng kết hợp với các loại hình du lịch khác 52
    3.3. Tiểu kết 58
    Kết luận 59
    Tài liệu tham khảo. 61

    ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC BÌNH DÂN HẢI PHÒNG - KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì vấn đề văn hóa dân tộc đang ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý.
    Văn hóa chính là động lực của sự phát triển, do vậy mà văn hóa đan xen vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ẩm thực là một loại hình văn hóa cấu thành nên văn hóa. Theo GS Trần Quốc Vượng thì “cách ăn uống là cách sống, là bản sắc văn hóa hay truyền thống ẩm thực là một sự thực văn hóa của các vùng miền Việt Nam” [16]
    Trong văn hóa “Ăn” có văn hóa “Quà”, hay còn gọi là ẩm thực bình dân nó là nét đặc trưng riêng của từng địa phương.
    Trong những năm gần đây vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng rãi hơn, cuộc sống của nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với văn hóa ăn uống đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
    Hải Phòng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Văn hóa ẩm thực Hải Phòng cũng là một trong những loại tài nguyên có giá trị cần phải được tìm hiểu và khai thác một cách có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực trong đó có văn hóa “Quà” vẫn đang là một cánh cửa để ngỏ cho những người làm du lịch Hải Phòng.
    Khách du lịch đến với Hải Phòng, dù ít dù nhiều cũng đã được làm quen với gia tài ẩm thực của người Hải Phòng, song phần lớn du khách mới chỉ biết đến một nền ẩm thực biển phong phú và đặc sắc mà ít ai có dịp hòa mình vào những món quà bình dân trên đường phố để tìm hiểu về lối sống, phong tục tập quán cũng như thưởng thức trọn vẹn tấm lòng hiếu khách của người dân thành phố Cảng. Với mong muốn đem lại cho du khách một cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh ẩm thực Hải Phòng, đồng thời hy vọng hé mở ra một hướng phát triển mới cho hoạt động du lịch nói chung của thành phố, người viết đã lựa chọn đề tài: “ Văn hóa ẩm thực bình dân Hải Phòng - khả năng khai thác phát triển du lịch” cho đề tài khoá luận của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Viết về văn hóa ẩm thực nói chung có nhiều công trình, nhiều tác phẩm quy mô mà chúng ta có thể dễ dàng kể tên như: “Hà nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Miếng ngon Hà nội, Miếng lạ miền nam” của Vũ Bằng, “Đặc sản 3 miền” của Băng Sơn, “Ăn chơi xứ Huế” của Ngô Minh . Trong cuốn “Đặc sản 3 miền” của Băng Sơn ông có viết về những món ngon nổi tiếng của Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Còn trong cuốn Hà nội 36 phố phường thì tác giả nói tới những món ăn ngon gắn liền với tên phố và những địa chỉ để du khách có thể tới. Tuy nhiên, những cuốn sách kể trên đều viết về ẩm thực Việt Nam đầu tế kỹ XX. Từ đó đến nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, nhu cầu và gu thưởng thức của con người cũng thay đổi theo. Vì thế đã ra đời một số chuyên luận tạp chí nghiên cứu về ẩm thực với mục đích một mặt vừa giữ gìn và phát huy vốn cổ, mặt khác vẽ lên một bức tranh mới hiện đại hơn, đa dạng hơn về văn hóa ẩm thực Việt Nam đương đại.
    Hải Phòng mặc dù có nhiều tiềm năng về ẩm thực nhưng chưa có riêng một cuốn chuyên luận nào tập trung nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa quà Hải Phòng. Chính vì vậy mà người viết đã mạnh dạn đi thực tế để thu thập sưu tầm tài liệu về các món quà bình dân của Hải Phòng, hi vọng được đóng góp một phần công sức của mình cho hoạt động du lịch của Hải Phòng.
    3. Mục đích ý nghĩa của đề tài
    Mục đích đầu tiên của đề tài là khám phá, tìm hiểu những món quà bình dân đặc sắc trong gia tài văn hóa ẩm thực Hải Phòng, từ đó lập ra một cuốn sổ tay các địa chỉ du lịch ẩm thực quen thuộc để mỗi khi du khách có dịp đến với Hải Phòng đều có thể dễ dàng khám phá và thưởng thức.
    Ngoài ra bài viết còn có ý nghĩa quảng bá giá trị văn hóa, phong tục tập quán cách thức ăn uống, thói quen sống của người dân miền biển. Đó cũng là một cách để quảng bá cho hoạt động du lịch của thành phố.
    Bên cạnh đó đề tài cũng cố gắng đưa ra một số giải pháp cụ thể để vừa giữ gìn được bản sắc đặc trưng của văn hóa quà Hải Phòng vừa gắn nó với hoạt động khai thác du lịch hiệu quả của thành phố.
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Hải Phòng là một đề tài rất rộng. Nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp của một đề tài nghiên cứu khoa học thì người viết xin dừng lại ở phạm vi nghiên cứu văn hóa “quà” bình dân Hải Phòng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu là phương pháp chính được sử dụng trong suốt bài nghiên cứu. Bài nghiên cứu có sử dụng các tài liệu số liệu liên quan đến văn hóa ẩm thực chung qua đó tổng hợp phân tích và chọn lọc những thông tin dữ liệu có liên quan.
    Phương pháp điền dã - người viết đã đi thực tế để thưởng thức và nghiên cứu những món quà bình dân Hải Phòng đồng thời đối chiếu tư liệu với thực tế những món quà bình dân ở đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt là thành phố Hà Nội để có cái nhìn so sánh những tương đồng và dị biệt.
    6. Bố cục khóa luận
    Ngoài mục lục và phần mở đầu bài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương :
    Chương 1: Tổng quan về văn hóa ẩm thực và văn hóa quà Hải Phòng
    Chương 2: Khảo sát một số món quà đặc trưng của Hải Phòng
    Chương 3: Sổ tay địa chỉ du lịch ẩm thực bình dân Hải Phòng và một số giải pháp nhằm khai thác văn hóa quà Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...