Tài liệu Vận dụng tư tưởng văn hóa văn nghệ của Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văm hóa văn nghệ trong giai đoạn

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Vận dụng tư tưởng văn hóa văn nghệ của Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văm hóa văn nghệ trong giai đoạn hiện nay

    Phần mở đầu

    Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đă đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời ḿnh v́ Tổ quốc, v́ nhân dân, v́ lư tưởng cộng sản chủ nghĩa, v́ độc lập, tự do của các dân tộc, v́ ḥa b́nh và công lư trên thế giới.
    Ở Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn(HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990. Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng ngh́n năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đă tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa Phương Đông, Phương Tây, quan điểm, luận điểm triết học, mỹ học của Mác, Ănghen và Lê Nin, từng bước xây dựng lư luận văn hóa. Hồ Chí Minh xác định:“Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xă hội mới, con người mới; văn hóa văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân, phục vụ quần chúng nhân dân; văn hóa văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại, hay về nội dung, dễ hiểu về h́nh thức”. Chính v́ ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế glới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, măi măi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam v́ mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Do đó em chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng văn hóa văn nghệ của Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văm hóa văn nghệ trong giai đoạn hiện nay” để làm bài tiểu luận của ḿnh. Sau đây, em xin được làm rơ trong phần nội dung.


    Phần nội dung
    I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ:
    Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn xã hội lịch sử, đồng thời tiêu biểu cho trình độ đã đạt được trong sự phát triển của xã hội. Hồ Chí Minh nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người, yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ, yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét những thói hư tật xấu, những xa đọa biến chất, căm thù mọi thứ giặc nội xâm .”. Văn hóa giúp nâng cao dân trí, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mĩ. Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, lối sống của con người và xã hội, văn hóa giúp cho con người phân biệt cái tốt lành, lành mạnh với cái xấu xa hư hỏng, cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội với cái lạc hậu cản trở con người và dân tộc tiến lên phía trước. Từ đó con người phải phấn đấu để làm cho cái tốt, cái đẹp, cái lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều, mặt khác làm cho cái lạc hậu lỗi thời càng giảm bớt, cái xấu xa hư hỏng ngày càng bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội con người.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá văn nghệ là di sản quí báu của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy thể hiện không chỉ trong bài nói, bài viết của Người mà c̣n thể hiện trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Là một nhà cách mạng hành động, thông qua người thực, việc thực mà Người đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất hiệu quả. Thế giới suy tôn Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá không đơn thuần chỉ căn cứ vào những bài nói hay bài viết của Người, mà hơn tất cả, Người là một nhà văn hóa và mang văn hoá ấy để phục vụ cho dân tộc theo đúng tinh thần: Nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người th́ văn hoá ấy phải phục vụ cho chính con người. Trong tư tưởng của Bác, nội hàm của khái niệm văn hoá được đề cập đến hết sức b́nh dị mà sâu sắc, văn hóa bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “ V́ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đ̣i hỏi của sự sinh tồn”.
    Văn hoá, như cách Bác đặt vấn đề, bao gồm tất thảy mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần, tồn tại, phát triển v́ sự sinh tồn của con người, v́ vậy, có những lúc Người đề cập tới văn hoá một cách chính thống bằng các khái niệm khoa học, nhưng khi khác, văn hóa lại được đề cập bằng văn học nghệ thuật, một h́nh thức thể hiện của nó. Và trong quá tŕnh t́m đường cứu nước, cứu dân tộc thứ văn hóa ấy được sử dụng như một phương tiện hiệu quả hay vũ khí sắc bén.
    Năm 1927, Người viết Đường Cách mệnh. Đây có thể coi là một tác phẩm mang phong thái văn hóa hiện thực. Thông qua tác phẩm, Bác muốn thay đổi quan niệm phong kiến trước đây bằng cách tạo ra một thế giới quan mới cho thế hệ thanh niên yêu nước. Đó là thế giới quan hiện thực về người chiến sĩ cách mạng có tư cách, dũng khí, có các phẩm chất đạo đức cần thiết với ḿnh, với người và với công việc, có tinh thần quốc tế trong sáng. Bác viết tác phẩm này với mục đích vừa giản dị vừa thiết thực: Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi th́ nghĩ lại, nghĩ rồi th́ tỉnh dậy, tỉnh rồi th́ đứng lên đoàn kết với nhau mà làm cách mệnh.
    Tác phẩm Nhật kư trong tù được Bác viết bằng chữ Hán những năm 1942 –1943 tại các nhà tù Quốc Dân đảng ở Trung Quốc. Đây là cuốn nhật kư được Bác viết bằng thơ, mà là thể loại thơ khó, thơ Đường. Quách Mạt Nhược đă nhận định trong đó có những bài thơ có thể xếp ngang hàng với những bài thơ Đường hay nhất. Nhận định này một lần nữa chứng tỏ sự đan xen, kết hợp giữa những giá trị tinh hoa của văn hoá Đông, Tây trong tâm hồn của một con người mang trong ḿnh nét đẹp truyền thống của cả một dân tộc. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá,Giáo sư: Vũ Khiêu đó có những nhận định khoa học về tác phẩm Nhật kư trong tù. Ông cho rằng: “Bác viết Nhật kư trong tù để tiêu khiển cho bản thân ḿnh trong thời gian thân thể bị tù đày ”.
    Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính thức tuyên bố với thế giới về một nước Việt Nam tuy c̣n non trẻ nhưng đă có truyền thống văn hoá, có một bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm. Lời lẽ trong bản tuyên ngôn mang tinh thần của một dân tộc yêu chuộng hoà b́nh và mong muốn b́nh đẳng với bạn bè quốc tế.
    Từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xă hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xă hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xă hội và được nhận thức như sau:
    - Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xă hội.
    - Xă hội như thế nào, văn nghệ thế ấy
    - Chính trị, xă hội có được giải phóng th́ văn hóa mới được giải phóng.
    Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.
    Một trong những điều mà Bác quan tâm là phát huy vai tṛ của nền văn hoá nghệ thuật trong công cuộc kháng chiến cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp Triển lăm hội hoạ toàn quốc năm 1951, Bác đă nhấn mạnh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
    Văn học nghệ thuật là vũ khí để văn nghệ- chiến sĩ sử dụng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đă sáng tác thơ, văn, kư hoạ để bênh vực người bị áp bức và bênh vực các dân tộc bị thực dân đô hộ.
    Khi đọc Thiên gia thi, Bác Hồ viết: Nay ở trong thơ nên có thép/ nhà thơ cũng phải biết xung phong. Hai câu thơ của Người phản ánh ư chí của văn nghệ sĩ- chiến sĩ trong cuộc đấu tranh giữa văn minh và tàn bạo, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Người kêu gọi: “Dân tộc bị áp bức th́ văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do th́ phải tham gia cách mạng”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật có nguồn cội từ những áng thơ văn bất hủ (thơ văn góp phần giết giặc cứu nước) của những anh hùng dân tộc: Lư Thường Kiệt, Nguyễn Trăi, Trần Thái Tông
    Khát vọng tự do cho bản thân, tự do cho dân tộc và tinh thần chiến đấu kiên cường để giành độc lập cho Tổ quốc được thể hiện đậm nét trong những câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người bị tù đày trong nhà giam của Tưởng Giới Thạch:
    Thà chết chẳng cam nô lệ măi
    tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền,
    xót ḿnh giam hăm trong tù ngục
    chưa được xông pha giữa trận tiền.”

    Đọc tác phẩm của Bác, ta cảm nhận được sự rung động thẩm mỹ cao đẹp, cảm nhận được một sắc thái nhân văn, ngời lên tinh thần lạc quan cách mạng:
    Hai mươi tư tháng sáu
    lên ngọn núi này chơi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...