Thạc Sĩ Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học một số kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt độ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Trên cơ sở phát huy thành tựu của nền giáo dục trong nước và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục thế giới, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính hiệu quả và khả thi.
    Định hướng trên được đưa ra trong Luật giáo dục năm 2005 là [1] “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” .
    Các hoạt động dạy- học ở nhà trường phổ thông hiện nay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh - những người lao động mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hệ thống các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay rất phong phú và đa dạng. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát triển ở HS hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức là vô cùng cần thiết.Trong luật giáo dục đã chỉ rõ [1]:
    “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”.


    Chúng ta đều biết kiến thức của HS là kết quả của quá trình nhận thức, là tiền đề của hoạt động sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới của họ.Việc nắm vững kiến thức của HS thông qua các dấu hiệu: Tính chính xác, hệ thống, khái quát, bền vững và tính áp dụng và khả năng vận dụng chúng . Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng là dấu hiệu bản chất của chất lượng lĩnh hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn đời sống sản xuất. Hiện nay chương trình, SGK được biên soạn theo hướng giáo dục HS toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm, GDKTTH. Tuy nhiên việc hình thành kiến thức vật lý cho HS phần lớn do quyết định của GV và mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động thực tiễn để hiểu thế giới và có khả năng biến đổi nó vì lợi ích của cộng đồng.Vậy làm thế nào để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS trong các bài học vật lý? Chính tư tưởng sư phạm tích hợp đã gợi ý cho tôi hướng nghiên cứu của đề tài. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học một số kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” ( vật lý 10 – cơ bản ) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ”.


    MỤC LỤC

    Mục lục 2

    Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn . 5

    Danh mục các bảng, biểu và đồ thị 6

    Mở đầu . 7

    Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng

    sư phạm tích hợp để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức

    của học sinh

    1.1. Tổng quan . 11

    1.1.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp 11

    1.1.2.Tình hình nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp . 12

    1.2. Mục tiêu và các khái niệm cơ bản của dạy học tích hợp 17

    1.2.1.Mục tiêu của dạy học tích hợp 17

    1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp . 18

    1.2.3. Các khái niệm cơ bản của dạy học tích hợp 18

    1.3. Dạy học tích hợp với việc phát triển hứng thú và năng lực vận dụng

    kiến thức của học sinh . 23

    1.3.1. Hứng thú và hứng thú học tập ở người học . 23

    1.3.2. Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh 25

    1.3.3. Hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh đối với

    chất lượng dạy học 26

    1.3.4. Phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh . 27

    1.3.5. Dạy học tích hợp và việc phát triển hứng thú, năng lực vận dụng

    kiến thức của học sinh trong dạy học vật lý 29

    1.3.6. Các biện pháp vận dụng dạy học tích hợp để phát triển hứng thú

    Và năng lực vận dụng kiến thức vật lý của học sinh . 31

    1.4. Thực trạng dạy học các kiến thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của

    nhiệt động lực học” ở trường phổ thông 39

    1.4.1.Mục đích và Phương pháp điều tra . 39

    1.4.2. Thực trạng học các kiến thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt

    động lực học” của học sinh . 40

    1.4.3. Thực trạng dạy các kiến thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt

    động lực học” - Vật lý 10 cơ bản 42

    Kết luận chương I . 45

    Chương II : Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp một số bài về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
    2.1. Chương trình, SGK vật lý 10 – cơ bản và nội dung kiến thức chương

    “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” 47

    2.1.1. Chương trình SGK vật lý 10 – cơ bản 47

    2.1.2.Vị trí, vai trò kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt

    động lực học” 49

    2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản chương “ Chất khí” và “ Cơ sở của

    nhiệt động lực học” sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản 51

    2.2. Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp một số bài học chương “ Chất khí”

    và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” 51

    2.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp cho một bài học cụ thể 51

    2.2.2. Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp cho một số bài học chương

    “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” . 56

    Bài 1: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí 56

    Bài 2: Nội năng và sự biến đổi nội năng 64

    Bài 3 : Các nguyên lý của nhiệt động lực học . 72

    Kết luận chương II 85

    Chương III. Thực nghiệm sư phạm

    3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 86

    3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 87

    3.3.Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 89

    3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 90

    3.5. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm . 95

    3.6. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm . 107

    Kết luận chương III . 109

    Kết luận chung . 110

    Tài liệu tham khảo 112

    Phụ lục . 115



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



    Dạy học tích cực DHTC Dạy học tích hợp DHTH Công nghệ thông tin .CNTT Đối chứng .ĐC
    Giáo dục kỹ thuật tổng hợp .GDKTTH

    Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp . GDKTTH&HN

    Giáo dục hướng nghiệp GDHN Giáo dục môi trường GDMT Giáo dục tư tưởng GDTT
    Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng GDTGQVBC

    Giáo viên .GV Học sinh HS
    Kỹ thuật tổng hợp KTTH Nhà xuất bản NXB Khoa sư phạm tích hợp KSPTH Phương pháp dạy học PPDH Phương tiện dạy học PTDH Sách giáo khoa .SGK
    Sư phạm tích hợp .SPTH

    Tư tưởng sư phạm tích hợp .TTSPTH Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN
    Thực nghiệm sư phạm .TNSP



    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ ĐỒ THỊ



    Bảng 1.1. Hứng thú và mức độ tích cực của học sinh 40

    Bảng 1.2 . Cách thức học tập, khả năng nhận thức của học sinh 41

    Bảng 1.3. Phương pháp và phương tiện dạy học 43

    Bảng 3.1. Đặc điểm chất lượng học tập bộ môn của lớp TN , ĐC 87

    Bảng 3.2. Hứng thú và mức độ tích cực của HS sau khi TNSP 97

    Bảng 3.3. Cách thức học tập, khả năng nhận thức của HS sau TNSP . 97

    Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra lần 1 98

    Bảng 3.5. Xếp loại bài kiểm tra số 1 99

    Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 1 99

    Bảng 3.6. Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 100

    Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 100

    Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra lần 2 101

    Bảng 3.8. Xếp loại bài kiểm tra số 2 102

    Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 2 102

    Bảng 3.9. Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 2 103

    Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 2 103

    Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra lần 3 104

    Bảng 3.11. Xếp loại bài kiểm tra số 3 105

    Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 3 105

    Bảng 3.12. Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 3 106

    Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 3 106

    Bảng 3.13. Thống kê kết quả của 3 lần kiểm tra 107
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...