Báo Cáo Vận dụng tư tưởng nhân quả của phật giáo qua các câu chuyện cổ tích việt nam để định hướng giáo dục

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ CỦA PHẬT GIÁO QUA CÁC
    CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VĂN
    HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

    APPLYING THE CAUSE AND EFFECT LAW IDEA OF BUDDISM EMBEDDED IN
    VIETNAMESE FAIRY TALES TO ORIENT CULTURAL AND BEHAVIOURAL
    EDUCATION FOR HIGH SCHOOL STUDENTS

    SVTH: Nguyễn Thị Thảo
    Lớp 06SGC, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư Phạm
    GVHD: Lê Hữu Ái
    Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Kinh Tế

    TÓM TẮT
    Với ảnh hưởng từ tư tưởng Nhân quả của Phật giáo trong các câu chuyện cổ tích Việt
    Nam, chúng ta có thể định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện
    nay một số nội dung: lòng nhân ái và chia sẻ; tinh thần nhân văn, hướng thiện; lòng vị tha và
    khoan dung; tinh thần đoàn kết hợp tác trong lao động và học tập, giúp các em hoàn thiện nhân
    cách của mình.
    ABSTACT

    With the influence of the cause and effect law of Buddism embedded in Vietnamese fairy
    tales, we can orient the behavioural education for high school students in some aspects: humanity
    and sharing spirit, inclination to the good, forgiveness and toleration, solidarity in studying and
    working. These virtues can help students to perfect their personality.
    1. MỞ ĐẦU
    Hiện nay, không khó để chúng ta nhận ra những dấu hiệu suy thoái về văn hóa,
    nhất là văn hóa ứng xử trong cộng đồng dân cư. Nó là hệ quả của lối sống gấp, lối sống
    hưởng thụ của nền kinh tế thị trường. Xét về mặt lịch sử, trong mỗi chặng đường phát triển
    của đất nước, Phật giáo đã hòa vào lòng dân tộc, dung hợp với tín ngưỡng bản địa cùng với
    các tư tưởng khác tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, hình thành cho
    mình một nền văn hóa phong phú, sinh động đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những triết
    lý ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người Việt là triết lý Nhân quả. Người Việt
    Nam vẫn thường nói: “Gieo nhân nào gặp quả ấy” và luôn tin ở hiền sẽ gặp lành, gieo gió
    ắt gặp bão, vì họ giàu thiện tâm và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thuyết Nhân quả của nhà
    Phật.
    Ảnh hưởng từ tư tưởng Nhân quả của Phật giáo đến nhân sinh quan người Việt
    được biểu hiện trước hết trong những câu chuyện cổ tích, bởi nó phản ánh nhiều mặt đời
    sống tinh thần của nhân dân ta suốt hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Đó là, sản phẩm
    sáng tạo của quần chúng nhân dân, chủ yếu là những tầng lớp bình dân trong xã hội. Vì
    thế, trước hết, nó đề cập đến cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống đời
    thường. “Người làm thiện, gặt tốt. Kẻ gây tội, quả xấu” – triết lý của nhà Phật hay “thiện
    giả thiện báo, ác giả ác báo” – nhân sinh quan của ông cha là những bài học cùng chung
    âm hưởng được gửi gắm trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam đã thấm nhuần trong tâm
    hồn con trẻ, đặc biệt là ở cách ứng xử trong đời sống hằng ngày.

    2. NỘI DUNG
    2.1. Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo
    2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành Phật giáo
    a. Tiểu sử Phật Thích Ca

    Đức Phật Thích Ca nguyên tên là Tất Đạt Đa, sinh vào ngày mùng 8 tháng 4 năm
    263 trước Tây lịch. Ngài là Hoàng tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Năm 29
    tuổi Ngài xuất gia và đã chứng được đạo quả Vô Thượng Đại Bồ Đề, hiệu là Thích Ca
    Mâu Ni vào năm Thái tử 35 tuổi.
    b. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
    Từ khi hình thành đến khi Đức Phật nhập niết bàn, Phật giáo đã trải qua 4 kì kết tập
    với sự phân phái diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Song song với sự phân phái, Phật giáo không
    ngừng phát triển và được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài trong đó có đất nước Việt Nam
    chúng ta. Một trong những giáo lý góp phần làm cho sức sống của đạo Phật trường tồn và
    có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài đó chính là giáo lý Nhân quả.
    2.1.2. Nội dung cơ bản về thuyết Nhân quả của Phật giáo
    a. Khái niệm thuyết Nhân quả

    Mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết nói chung đều có những quan niệm khác nhau về
    thuyết Nhân quả. Giáo lý Phật giáo cho rằng: nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Trong
    thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyên nhân của nó. Nguyên
    nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân và hiện hữu gọi là quả. Mỗi hiên tượng
    vừa là kết quả vừa là nguyên nhân Tương quan Nhân quả ấy gọi là tương quan duyên
    sinh.
    b. Nội dung thuyết Nhân quả
    Nhân thế nào thì quả thế ấy: Một người chủ nông trại nọ muốn mình thu hoạch
    được nhiều đậu thì tất nhiên phải gieo trồng hạt giống đậu.
    Một nhân không thể sinh ra quả: Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều
    nhân duyên. Cho nên không có một nhân nào, có thể tự tác thành kết quả được, nếu không
    có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác.
    Trong nhân có quả, trong quả có nhân: Trong nhân đã có sẵn mầm giống của quả.
    Mỗi vật, vì thế, đều có thể gọi là nhân hay quả được: đối với quá khứ, thì nó là quả, nhưng
    đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và quả là sự tiếp nối và đắp đổi cho nhau.
    Sự chuyển biến từ nhân thành quả có lúc nhanh nhưng cũng có lúc chậm, chứ
    không phải bao giờ cũng đồng nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, các nhà
    nghiên cứu đã phân loại Nhân quả thành Nhân quả đồng thời và Nhân quả khác thời.
    2.1.3. Ảnh hưởng của thuyết Nhân quả trong nhân sinh quan người Việt
    a. Quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam

    Đạo Phật được truyền bá vào nước ta rất sớm, từ đầu công nguyên. “Công lao lúc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...