Thạc Sĩ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hoá
    1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá
    Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC Ê ĐÊ Ở ĐẮK LẮK THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    2.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước (ở Trung ương và địa phương) về giữ gìn, phát huy di sản văn hoá dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
    2.2. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của dân tộc Ê Đê ở ĐắkLắk
    2.3. Thực trạng văn hoá dân tộc Ê Đê ở ĐắkLắk hiện nay
    2.4. Những giải pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy di sản văn hoá Ê Đê ở ĐắkLắk giai đoạn 2010-2015
    KẾT LUẬN
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí quan trọng.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
    Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoá với kinh tế - chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi".
    Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, song đó phải là sự phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Vì vậy, chúng ta không chỉ xây dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".
    Đắk Lắk là một trong những cao nguyên giàu đẹp, sông suối hùng vĩ với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nhiều khu rừng nguyên sinh độc đáo, là một tỉnh miền núi nằm giữa các cao nguyên miền Tây Trung Bộ, mang trong mình nhiều bản sắc văn hoá độc đáo, tinh tế, để rồi hình thành nên ba dòng văn hoá giàu bản sắc dân tộc:
    - Văn hoá bản địa của các dân tộc Trường sơn - Tây Nguyên
    - Văn hoá các dân tộc thiểu số phía Bắc
    - Văn hoá các dân tộc Việt Nam mang đủ sắc thái ba miền: Bắc - Trung - Nam.
    Cả ba dòng văn hoá ấy tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam hiện đang có mặt và ngày càng phát triển, giao thoa, đan xen, bồi đắp cho nhau, tạo nên nét đặc sắc của văn hoá Đắk Lắk phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sự đa dạng, phong phú ấy, phải kể đến văn hoá của hai dân tộc bản địa: Ê đê và M'nông. Đây là hai dân tộc cư trú trên cao nguyên Đắk Lắk từ bao đời nay. Với bản lĩnh kiên cường, bất khuất gắn với canh tác nương rẫy, sống nhờ rừng là chính, đồng bào Êđê, M'nông đã tạo nên một dòng văn hoá độc đáo, giàu bản sắc. Nó biểu hiện cho khí phách, khát vọng và sức sống kỳ diệu của hai dân tộc Êđê và M'nông trên cao nguyên Đắk Lắk.
    Tuy vậy, trong những năm qua, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, sự lợi dụng dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại nền văn hoá các dân tộc bản địa Đăk lăk nên đã nảy sinh lối sống hướng ngoại, lối sống thực dụng, phủ nhận văn hoá dân tộc . đã làm cho văn hoá các dân tộc bản địa Đắk Lắk đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã và có nguy cơ bị mai một dần.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...