Luận Văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam

    Tư tưởng đoàn kết tôn giáo là một nội dung quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, được hình thành từ những năm 20 và đến những năm 40 của thế kỷ XX trở thành một hệ thống, phát triển hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo thiết thực góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc "chia để trị" của các thế lực thù địch.
    Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau đây:
    1. Hồ Chí Minh chỉ rõ: đã là người Việt Nam dù là lương hay giáo đều có chung cội nguồn sâu xa cùng nòi giống "con Rồng cháu Lạc", cùng chung vận mệnh dân tộc và gắn bó với nhau bởi truyền thống đoàn kết.
    Truyền thống đoàn kết của dân tộc đã được xây dựng trên cơ sở sự tương đồng, thống nhất về nhu cầu và lợi ích. Lợi ích đó là: Đất nước phải có độc lập, nhân dân phải được sống trong tự do. Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch viết: "Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bước sang năm thứ tư. Đồng bào đều biết rằng: ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của giặc Pháp mạnh hơn ta. Thế mà ta càng ngày càng thắng lợi. Đó là nhờ sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân và sự hăng hái tham gia kháng chiến của mọi người, giáo cũng như lương" (1). Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng CNXH, trở thành hậu phương lớn cho miền Nam để hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc trong cả nước, lúc này động lực giải phóng dân tộc vẫn là hàng đầu. Bên cạnh động lực này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến những động lực khác: "Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng Tổ quốc, phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo" (2). Người còn chỉ rõ: "Đảng Cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người" (3).
    2. Đoàn kết tôn giáo được xây dựng trên cơ sở kết hợp đúng đắn các lợi ích cơ bản của công dân trong xã hội làm mẫu số chung.
    Đoàn kết tôn giáo là một trong những cơ sở nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, là bộ phận hữu cơ bảo đảm cho cách mạng giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, để bảo đảm sự đoàn kết giữa các lực lượng được bền chặt, thống nhất phải dựa trên cơ sở lợi ích: kết hợp giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó có bộ phận quan trọng là đồng bào có tôn giáo.
    Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phát huy những yếu tố tương đồng, dùng cái tương đồng để khắc phục những dị biệt, kiên quyết tránh xúc phạm đến đức tin của đồng bào có tôn giáo. Người đã tìm thấy mẫu số chung có ý nghĩa làm nền tảng tư tưởng cho đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo là "không có gì quý hơn độc lập tự do "; là xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất, dân chủ và giầu mạnh, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Tháng 1/1946, trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, khi mà thực dân Pháp rắp tâm quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài đăng trên báo Cứu quốc, Người nhấn mạnh: "Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã" (4).
    3. Để đoàn kết tôn giáo, Hồ Chủ tịch có thái độ ứng xử rất mềm dẻo, tế nhị với các chức sắc tôn giáo, quan tâm đến cuộc sống đời thường của tín đồ.
    Hơn ai hết, Người luôn hiểu rằng: chức sắc các tôn giáo là những người thay mặt đức Chúa, đức Phật . "chăn dắt" phần hồn tín đồ các tôn giáo, giáo dân tin họ, nghe theo họ tức là tin và nghe theo đức Chúa, đức Phật; vì vậy, uy tín và tiếng nói của họ đối với tín đồ tôn giáo là rất lớn. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn bày tỏ thái độ thân thiện, đoàn kết thân ái và cộng tác khá chặt chẽ với nhiều vị Giám mục, Linh mục, Hoà thượng, Thượng toạ, Chưởng quản . chẳng hạn như Giám mục Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh, Linh mục Phạm Bá Trực, Thượng toạ Thích Mật Thế, Chưởng quản Cao Triều Phát . Trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ nhân dịp lễ Nô-en, Người viết: "Nhân dịp lễ Nô-en, tôi kính chúc Cụ mọi sự lành để phụng sự Đức Chúa và để lãnh đạo đồng bào Công giáo tham gia kháng chiến, đặng tranh lại thống nhất và độc lập cho Tổ quốc" (5).
    Đối với Phật giáo, nhân những ngày lễ lớn như ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi thư chúc mừng, điều đó làm cho các tín đồ Phật giáo rất phấn khởi vì Cụ Chủ tịch mặc dù rất bận song vẫn quan tâm đến ngày vui của họ. Lời lẽ, ngôn từ trong thư rất giản dị, mộc mạc nhưng lại hết sức gần gũi với kinh sách nhà Phật. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Các vị tăng ni và các tín đồ thân mến. Nhân dịp lễ Đức Phật Thích Ca thành đạo, tôi thân ái gửi đến các vị tăng ni và đồng bào tín đồ lời chào đại hoà hợp" (6).
    Đối với tín đồ các tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh của họ mà trên cương vị Chủ tịch nước, Người đặc biệt quan tâm đến đời sống hằng ngày của người dân có tôn giáo. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ cấp cơ sở phải thường xuyên chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào, từ ăn, mặc, ở, đi lại, học hành đến khi ốm đau phải được chữa bệnh. Người đã nói: giáo dân không thể chịu đói, chịu rét đi lễ nhà thờ, do vậy phải chăm lo cho họ "phần xác" no ấm, "phần hồn" vui vẻ; các cơ sở thờ tự của các tôn giáo như đình chùa, miếu mạo, thánh thất, nhà thờ phải được tu sửa, bảo vệ.
    Là một lãnh tụ cộng sản, trên cương vị Chủ tịch nước nhưng Hồ Chí Minh hoàn toàn không xa lạ với đồng bào và chức sắc các tôn giáo. Ngược lại, với thái độ chân thành, bằng phương pháp cách mạng mềm dẻo song rất kiên quyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở nên gần gũi, thân thuộc với đồng bào và chức sắc các tôn giáo . Hoà thượng Thích Đôn Hậu đã may mắn được gặp Hồ Chủ tịch ba lần, tâm sự chân thành: "Tôi đã hiểu vì sao Người là một lãnh tụ sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam mà Người vẫn thu hút được tất cả các thành phần khác trong xã hội về đứng chung quanh mình làm việc lớn cho dân cho nước . Tôi là một tu sĩ có tham gia hoạt động cách mạng, tôi nguyện suốt đời đi theo con đường yêu nước, yêu dân mà Hồ Chủ tịch đã vạch ra . Nhớ ơn Người, không có gì quý hơn thực hiện lời dạy bảo của Người" (7).
    4. Hồ Chủ tịch luôn đánh giá đúng giá trị nhân bản trong các tôn giáo, phân biệt các tổ chức và giáo dân chân chính với tổ chức, cá nhân giả danh tôn giáo để đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng.
    Thật vậy, Hồ Chí Minh đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các tôn giáo đang có mặt ở Việt Nam và Người rút ra nhận xét khái quát: các tôn giáo ở Việt Nam dù là nội sinh hay ngoại sinh, đều chứa đựng trong giáo lý của mình những lời khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.


    NỘI DUNG:

    ​1. Hồ Chí Minh chỉ rõ: đã là người Việt Nam dù là lương hay giáo đều có chung cội nguồn sâu xa cùng nòi giống "con Rồng cháu Lạc", cùng chung vận mệnh dân tộc và gắn bó với nhau bởi truyền thống đoàn kết.
    2. Đoàn kết tôn giáo được xây dựng trên cơ sở kết hợp đúng đắn các lợi ích cơ bản của công dân trong xã hội làm mẫu số chung.
    3. Để đoàn kết tôn giáo, Hồ Chủ tịch có thái độ ứng xử rất mềm dẻo, tế nhị với các chức sắc tôn giáo, quan tâm đến cuộc sống đời thường của tín đồ.
    4. Hồ Chủ tịch luôn đánh giá đúng giá trị nhân bản trong các tôn giáo, phân biệt các tổ chức và giáo dân chân chính với tổ chức, cá nhân giả danh tôn giáo để đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng.


     
Đang tải...