Luận Văn Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi m

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cuộc đời cao đẹp và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác Hồ đã trở thành “huyền thoại ngay từ khi Người còn sống” là niềm tự hào chung của dân tộc ta và của nhân loại. Nhiều thập kỷ qua, đã có bao lời đành giá, ca ngợi Người của các tổ chức quốc tế, của các chính khách và các nhà hoạt động chính trị xã hội, của các nhà văn, các nhà báo, các nhà nghiên cứu Ngoài ra, cũng đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế được tổ chức, hàng chục công trình nghiên cứu đồ sộ được tiến hành, hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bài viết của các nhà khoa học nhằm tìm hiểu ngày một đầy đủ hơn về một con người mà tên gọi và cuộc đời đã trở thành hình ảnh của dân tộc, và sự nghiệp đã trở thành biểu tượng của thời đại. Song có lẽ tất cả những điều ấy còn chưa đủ để trả lời cho câu hỏi của một nhà thơ: “Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người – Hồ Chí Minh”.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là hình mẫu tuyệt vời về sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội nhờ có sự giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin và nắm bắt được xu thế tất yếu của thời đại. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã khẳng định không phải một lần rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, mới có thể mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, mới xóa bỏ vĩnh viễn áp bức, bóc lột và nô dịch, mới giải quyết tận gốc vấn đề giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã mở đường cho sự phát triển mới của nước ta, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.
    Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991 của Đảng nêu rõ: “Nắm vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc”.
    Nhìn lại 20 năm đổi mới, trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định rõ: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”[7, 70]. Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chính trị không thay đổi, dù trong bất cứ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào của cách mạng Việt Nam.
    Trong công cuộc đổi mới đất nước, cả nước đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn giữ nguyên tính cấp thiết của nó.
    Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề khá quen thuộc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Như công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Đình Hòe, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã làm rõ tư tưởng độc lập dân tộc là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam, thêm vào đó là những vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam
    Gần đây nhất là công trình Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thuộc chương trình khoa học cấp bộ trọng điểm: Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay giai đoạn 2008 – 2009 của Vũ Đình Hòe và Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) đã tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc là cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc bắt đầu hình thành từ khi Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với quá trình hoạt động thực tiễn sôi nổi, phong phú, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang bản chất cách mạng và khoa học, soi sáng con đường sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, từ cách mạng tháng Tám năm 1945 qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tư tưởng xuyên suốt như triết lý phát triển xã hội Việt Nam của Hồ Chí Minh là trong hoàn cảnh nước thuộc địa thì nhiệm vụ trước tiên là đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Đề tài tập trung phân tích hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, lấy đó làm cơ sở lý luận xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam từ năm 1954 trở đi, trước hết là ở miền Bắc, đã từng bước giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Từ năm 1954 đến năm 1964, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc dưới ánh sáng tư tưởng và sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới. Những thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã khẳng định cách mạng xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thế giới đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị và nóng hổi tính thời sự.
    Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về tư tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, thể hiện rõ nhất đó là độc lập về chính tri – kinh tế, về văn hóa, và về đối ngoại, đồng thời là cơ sở để Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp hiện nay.
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ. 4
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5
    5. Đóng góp của đề tài 5
    6. Kết cấu. 5
    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6
    1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 6
    1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc. 6
    1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại 8
    1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin. 11
    1.2 Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 13
    1.2.1. Nhận thức của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 13
    1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 17
    1.2.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là hướng tới giải phóng dân tộc, giai cấp và con người triệt để. 24
    CHƯƠNG 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 26
    2.1 Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. 26
    2.1.1 Khái quát công cuộc đổi mới ở Việt Nam 26
    2.1.2 Đặc trưng của công cuộc đổi mới ở nước ta. 29
    2.1.3 Triển vọng của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam 36
    2.2 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sơ sở lý luận để giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp. 39
    2.3 Nắm vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế 43
    2.3.1 Độc lập về chính trị - kinh tế. 43
    2.3.3 Độc lập về văn hóa. 49
    2.3.4 Độc lập về đối ngoại 52
    KẾT LUẬN 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...