Báo Cáo Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào việc nâng cao đạo đức đối với cán bộ đảng viê

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    ​1. Tính cấp bách của đề tài
    Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức của phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăng ghen, Lê Nin.


    Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, thực hiện công việc kế thừa có chọn lọc, những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của Cách mạng Việt Nam thời đại mới.


    Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với Đảng dày công xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại


    Ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức Cách mạng, nên Đảng ta luôn quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ Đảng viên, coi đây là phương thức lãnh đạo cốt yếu


    Kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành Đảng đã tạo được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, năng động thích ứng với cơ chế mới, tích cực chăm lo sự nghiệp chung đưa nước ta ngày một phát triển bền vững về cả mặt an ninh, chính trị, kiểm tra-xã hội được bè bạn khắp nơi kính phục


    Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ Đảng viên( kể cả những cán bộ Đảng viên có trình độ, kiến thức cao đã có biểu hiện suy thái về đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật kém, năng lực quản lý điều hành thấp, tham vọng cá nhân, bè phái, cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết nội bộ chạy theo lối sống thực dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh của Đảng.


    Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: Lối sống có lý tưởng lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công , chăm lo lợi ích của tập thể, của nhà nước với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Đến nay tình trạng đó đã đang diễn ra ngay trong Đảng. Từ chỗ chỉ có “một bộ phận “ thì nay đang diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ” trong đó có cả Đảng viên có chức có quyền.


    Nhà trường XHCN là nơi chăm lo bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau, Đảng cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức Cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”


    Nhưng nhà trường không ảnh hưởng nếu tồn tại trong một xã hội mà vấn đề đạo đức bị suy thái. Là một Đảng viên làm công tác giáo dục tôi luôn trăn trở về vấn đề trên, nên tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu tìm cơ sở lý luận để tận dụng vào thực tế tốt hơn.


    2. Tình hình nghiên cứu đạo đức Cách mạng của Hồ Chí Minh.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận lớn trong triết lý sống và hành động của Hồ Chí Minh. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng:“ Trong hàng ngũ lãnh tụ Cách mạng thế giới trong thế kỷ XX, Cụ Hồ là người nhấn mạnh nhiều đến đạo đức”
    Đã có rất nhiều cuộc hội thảo kể cả trong và ngoài nước bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) phong tặng Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa kiệt xuất trong đó hàm chứa cả văn hóa đạo đức.


    Với một tư tưởng phong phú hàm chứa một phạm trù to lớn như vậy thực tế ở địa phương phần lớn cán bộ Đảng viên chưa có điều kiện để đi đâu nghiên cứu, hoặc nếu có thì vẫn chung chung, chưa thực sự đặt vấn đề cụ thể, bố trí thời gian để cán bộ Đảng viên và nhân dân có điều kiện học tập nghiên cứu thấm nhuần đạo đức của Người. Nên bản thân tôi rất tâm đắc với đề tài này mong góp phần nhỏ bé vào việc vận dụng lý luận để giáo dục cán bộ Đảng viên ở địa phương.


    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, đòi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên trong toàn Đảng bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin tưởng


    Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhân dân, thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ Cách mạng trong giai đoạn hiện nay nên tôi chọn đề tài “ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN” để làm khóa luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận Quế Sơn khóa học 2004-2006


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Vận dụng kiến thức đã học ở trường, kết hợp tham khảo tư liệu, dùng lý luận khoa học biện chứng di vật lịch sử để chứng minh đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Kết hợp thực tiễn trên cơ sở khảo sát thực trạng đạo đức Cách mạng cán bộ Đảng viên ở đơn vị theo quan điểm khách quan, lịch sử cụ thể thông qua điều dư luận xã hội và phương pháp xã hội học để đánh giá đạo đức Cách mạng của cán bộ Đảng viên ở đơn vị.


    5. Giới hạn của đề tài
    Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đề tài rất rộng, nội dung đa dạng phong phú nhưng khả năng nhận thức và tư duy của bản thân có hạn, dựa trên những kiến thức cơ bản mà bản thân đã học được để xây dựng khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu soạn thảo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Rất kính mong được sự quan tâm góp ý xây dựng của thầy cô giáo, nhất là thầy giáo thạc sĩ Nguyễn Văn Hưng để bản thân hoàn thành nhiệm vụ.


    NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI BAO GỒM:
     PHẦN MỞ ĐẦU
     PHẦN I : Lý luận chung về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
     PHẦN II : Thực trạng về đạo đức Cách mạng của cán bộ Đảng viên thuộc Đảng bộ xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
     PHẦN III : Phương hướng, biện pháp nâng cao phẩm chất đạo đức Cách mạng của người cán bộ Đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
     KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


    MỤC LỤC
    NỘI DUNG
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp bách của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu đạo đức Cách mạng của Hồ Chí Minh. 2
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
    5. Giới hạn của đề tài 3
    PHẦN I : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 5
    I. Khái quát chung 5
    1. Các khái niệm liên quan 5
    2. Vai trò của đạo đức cách mạng 6
    II. Những đặc trưng của đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh 7
    1. Tính thống nhất 7
    2. Tính toàn diện 9
    3. Những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh 10
    3. Nguyên tắc rèn luyện đạo đức cách mạng 13
    III. Việc học tập, nghiên cứu đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh 15
    IV. Kinh nghiệm về nghiên cứu và học tập vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 16
    PHẦN II : THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THUỘC ĐẢNG BỘ ĐẢNG VIÊN XÃ PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 17
    I. Đặc điểm, tình hình chung của xã Phú Thọ 17
    1. Tình hình kinh tế, xã hội 17
    2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Đảng bộ xã Phú Thọ 17
    3. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương 18
    II. Thực trạng đạo đức cách mạng của cán bộ Đảng viên trong Đảng bộ xã 20
    III. Đánh giá chung 22
    1. Ưu điểm 22
    2. Khuyết điểm 23
    3. Bài học kinh nghiệm 24
    PHẦN III : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO VIỆC NÂNG CÂO PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN XÃ PHÚ THỌ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 26
    I. Phương hướng 26
    II. Một số giải pháp chủ yếu 27
    III. Ý kiến đề xuất 28
    KẾT LUẬN 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...