Luận Văn Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào người hoa ở đồng bằng sô

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA ĐỒNG BÀO NGƯỜI HOA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



    MỤC LỤC


    Trang


    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1. Lí do chọn đề tài 1


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn .2


    2.1. Mục đích nghiên cứu 2


    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .2


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3


    4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .3


    5. Kết cấu của luận văn 3


    PHẦN NỘI DUNG .4


    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 4


    1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa .4


    1.1.1. Cơ sở lí luận bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc .4


    1.1.2. Cơ sở thực tiển bảo tồn và phát huy văn hóa người Hoa ở Đồng bằng


    sông Cửu Long 5


    1.2. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 6


    1.2.1. Khái niệm về vãn hóa 6


    1.2.2. Những quan điểm cơ bản Hồ Chí Minh về văn hóa 10


    1.2.2.1. Vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội .10


    1.2.2.2.Quan điểm về chức năng của văn hóa 15


    1.2.2.3. Quan điểm về các lĩnh vực chính của vãn hóa 16


    1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 19


    CHƯƠNG 2 :THựC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA ĐỒNG BÀO NGƯỜI HOA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI ÁNH SÁNG


    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH .28


    2.1. Vài nét về đồng bào người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long .28


    2.1.1. Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long 28
    2.1.2. Đặc điểm vãn hóa đồng bào người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long30
    2.1.2.1. Những tổ chức xã hội trong cộng đồng người Hoa .30


    2.1.2.2. Tín ngưỡng và tôn giáo trong cộng đồng người Hoa .35


    2.1.2.3. Văn hóa vật chất .39


    2.1.2.4. Văn hóa tinh thần .41


    2.2. Đảng bộ các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long với công tác bảo tồn và


    phát huy văn hóa đồng bào người Hoa hiện nay .47


    2.2.1. Quan điểm và chính sách của Đảng ta về công tác bảo tồn và phát huy


    văn hóa người Hoa .47


    2.2.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy văn hóa ở các tỉnh thành Đồng


    bằng sông Cửu Long hiện nay 50


    2.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và han chế 64


    2.3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa người


    Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long .66


    2.3.1. Phương hướng 66


    2.3.2. Một số giải ,pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào


    người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long 68


    KỂT LUẬN 76


    TÀI LỆU THAM KHẢO 78
    1. Lí do chọn đề tài


    Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực xã hội. Văn hoá giúp cho con người nhận thức bản thân, xã hội và hướng tới Chân- Thiện- Mĩ. Văn hoá không chỉ là đặc trưng của dân tộc mà còn là mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Hồ Chí minh là một nhà tư tưởng vĩ đại, một danh nhân văn hoá, Người đã cống hiến cho nhân loại và dân tộc một sự nghiệp văn hoá đồ sộ. Theo Người, văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá nhưng không phải vì yậy mà mất đi bản sắc của mình, mà còn có đủ bản lĩnh để hấp thu tinh hoa của người để làm giàu thêm hương sắc cho mình và đủ nội lực loại trừ những yểu tố ngoại lai không lành mạnh.


    Quá tình toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những tri thức, vốn, khoa học kĩ thuật để làm giàu cho đất nước mình.


    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em YỚi nhiều loại hình văn hóa đặc sắc, mỗi dân tộc có một nền van hóa khác nhau nhưng tất cả đã cùng hòa quyện vào nền vãn hóa chung.Trong đó người Hoa là một dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.


    Người Hoa ở nước ta có một quá trình lâu dài cùng sinh sống, lao động và gắn bó với đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều thể hệ nối tiếp nhau, người Hoa vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống vãn hoá của người Hoa được bảo tồn, phát huy trở thành một bộ phận của nền văn hoá thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nen vãn hóa nghệ thuật ấy bắt nguồn và gắn bó chặt chẽ với nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hóa đó đã góp phần làm cho kho tàng văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.


    Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc vãn hóa dân tộc Việt
    Nam. Tuy nhiên, hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều mặt của đất nước. Bên cạnh đó có sự đan xen lẫn lộn giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực .Điều đó đã đặt ra một thách thức đối với chúng ta trước nguy cơ đánh mất bản sắc vãn hóa dân tộc. Phát triển kinh tế là nhu cầu bức xúc đối với nước ta hiện nay, nhưng làm cho bản sắc vãn hóa ngày càng mai một sẽ trở thành phản phát triển. Do đó, giữ gìn và phát huy bản sắc vãn hóa dân tộc đã trở thành vấn đề sống còn của đất nước chúng ta. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy bản sắc vãn hóa đồng bào người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kì đổi mới? Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy van hóa dân tộc nhằm góp phần củng cố những nhận thức của chúng ta về vấn đề bảo vệ văn hóa truyền thống và phát triển giao lưu hội nhập trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V ( khóa VIII) đề ra xây dựng nền vãn hóa mới “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn


    2.1. Mục đích nghiên cứu


    Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để vận dụng vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu giữ gìn bản sắc vãn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập kinh tể quốc tể hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.


    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


    Đe đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận vãn làm rõ những quan điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vãn hóa, về xây dựng nền van hóa mới Việt Nam, thực trạng về công tác bảo tồn và phát huy văn hóa của đồng bào người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu long, về thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế. Từ đó đề xuất những phương pháp và giải pháp chủ yếu nhằm
    bảo tồn và phát huy bản sắc vãn hóa của đồng bào người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kì mới.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Tư tưởng Hồ Chí Minh về vãn hóa là vấn đề rộng. Trong phạm vi luận vãn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vãn hóa và xây dựng nền vãn hóa mới Việt Nam. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kì đổi mới.


    4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn


    Cơ sở lí luận của luận văn là các nguyên lí của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


    Trong luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, thống kê, so sánh và một số phương pháp cụ thể khác.


    5. Kết cấu của luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

    • 90-.pdf
      Kích thước:
      22.8 MB
      Xem:
      0
    viêm thích bài này.
Đang tải...