Tiểu Luận Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
    Giới thiệu chung

    1. Lí do chọn đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt suất của dân tộc Việt Nam và của nhân loại đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ tư tưởng có giá trị về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta.
    Tư tưởng đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt Nam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975. Thực tiễn, minh chứng rõ rằng: khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng đại đoàn kết của Người, thì cách mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thành công. Ngược lại lúc nào, nơi nào dân ta vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó nơi đó cách mạng gặp khó khăn, thậm chí tổn thất.
    Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong thời gian qua, nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong khi sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc đoàn kết tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế ở một số vùng có đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số . Do vậy chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
    Huyện Văn Yên có vị trí, vai trò quan trọng, nằm trên trục giao thông quan trọng cả đường thủy (sông Hồng), đường bộ (đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai), đường sắt (có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai). Huyện lại có đông dân tộc anh em sinh sống với phong tục tập quán, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, chế độ tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau . nên dễ bị các thế lực phản động lôi kéo, dụ dỗ gây mất tình đoàn kết trong cơ sở Đảng cũng như trong tổ chức quần chúng trên địa bàn huyện. Do đó vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện là rất quan trọng và cần thiết.
    Việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nói chung và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 2 chương.
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
    1.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
    1.1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
    1.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
    1.2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
    1.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
    1.2.2. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
    1.3. Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh
    1.3.1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và các quyền thiêng liêng của con người
    1.3.2.Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân
    1.3.3. Đoàn kết tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, đoàn kết chặt chẽ theo lập trường giai cấp công nhân
    1.4. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh
    1.4.1. Phương pháp tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng
    1.4.2. Phương pháp xây dựng, kiện toàn không ngừng phát triển hệ thống chính trị cách mạng
    1.4.3. Phương pháp xử lý các mối quan hệ nhằm mở rộng tới mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu hẹp tới mức tối đa trận tuyến thù địch
    Chương 2: Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
    2.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân dân huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
    2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
    2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
    2.1.3. Đặc điểm tình hình nhân dân của huyện
    2.2. Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên
    2.2.1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện
    2.2.2. Nhiệm vụ và yêu cầu của công tác đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện
    2.2.3. Công tác tập hợp, tổ chức lực lượng toàn dân
    2.2.3. Công tác củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển của địa phương
    2.3. Thuận lợi và hạn chế của việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên
    2.3.1. Thuận lợi
    2.3.2. Hạn chế
    2.4. Một số lưu ý và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của khi vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
    2.4.1. Một số lưu ý khi vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
    2.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
    KẾT LUẬN
    Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm, nó đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và là cội nguồn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào lý luận cách mạng thế giới.
    Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết, coi đó là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn của cách mạng, của dân tộc Việt Nam. Nhờ có chiến lược đại đoàn kết mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đó là: Tổng khởi nghĩa thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mĩ, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Việc kiên định đi theo ngọn cờ đại đoàn kết Hồ Chí Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết của Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết trong địa bàn huyện Văn Yên có ý nghĩa hết sức to lớn, đã thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đoàn kết, gắn bó với nhau tạo thành một khối thống nhất, tạo tiền đề và động lực thúc đẩy huyện phát triển. Trong điều kiện hiện nay, việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Người là điều hết sức quan trọng không chỉ đối với nhân dân huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái nói riêng mà còn đối với nhân dân cả nước nói chung. Đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải xây dựng một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân; một Nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; một hệ thống chính trị có hiệu quả và hiệu lực kinh tế. Nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân đã đập tan được âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chủ nghĩa cơ hội.
    Tư tưởng “Đại đoàn kết, đại đoàn kết, đại đoàn kết” của Hồ Chí Minh đã soi sáng con đường cho Đảng và nhân dân ta vững bước tiến vào giai đoạn mới với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, thấm nhuần lời dạy về đại đoàn kết của Bác, chúng ta càng thên tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, cùng nhau phấn đấu thực hiện lời Di chúc thiêng liêng của Người trước lúc đi xa, điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...