Chuyên Đề Vận dụng tính liên kết trong phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử đã chỉ ra bài học rằng, một dân tộc dù có nhỏ bé nhưng nếu biết liên kết sức mạnh của mọi người dân, mọi giai tầng thì có thể đánh bại mọi kẻ thù dù rơi vào thế “ngàn cân treo đầu sợi tóc”; một quốc gia dù phải rơi vào hoàn cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng nặng nề đang đứng bên bờ vực phá sản nếu biết phát huy và liên kết trí lực của các chuyên gia, các doanh nghiệp, sự tâm huyết, quyết đoán của các nhà lãnh đạo đều có thể vượt qua.v.v. Du lịch Việt Nam cũng vậy, nếu có chiến lược xây dựng và vận dụng tính liên kết các các cấp độ từ cấp ngành tới các địa phương và các doanh nghiệp thì sự lớn mạnh, ngày càng phát triển trong một thế giới hội nhập là điều không thể phủ nhận. Liên kết theo phương châm “hai bên cùng có lợi” là cách để ngành du lịch tồn tại và mang lại những lợi ích kinh tế xã hội, văn hóa nhất định cho đất nước.
    TÍNH LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ​ ​ Có thể nói ngành du lịch tồn tại và phát triển luôn gắn liền với các mối quan hệ, liên kết xuất phát từ hai góc độ vi mô tới vĩ mô. Điều này cũng dễ hiểu vì bản thân nó là ngành dịch vụ, tác động và chịu sự tác động của mọi mặt trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Phát triển du lịch luôn chịu sự liên kết tác động hai chiều với các ngành khác trong việc cung cấp “dịch vụ” để truyền tải tới du khách. Các mối liên hệ thể hiện cụ thể như sau:
    Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, văn hóa, thể thao, ngoại giao, công an, giao thông vận tải .v.v.: Những ngành này chính là nguồn lực, điều kiện chung ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm phục vụ ăn uống (nông nghiệp, thủy sản); phục vụ lưu trú, hàng lưu niệm (công nghiệp); hình thành các điểm và sự kiện kiện du lịch (văn hóa, thể thao); thủ tục xuất nhập cảnh và sự an toàn tính mạng, của cải cho du khách (ngoại giao, công an); phục vụ đi lại của du khách (giao thông vận tải). Sự “đáp trả” lại của du lịch đối với các ngành khác thể hiện ở nhiều mặt như tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho công nghiệp và nông nghiệp; đóng góp một phần nguồn thu của mình cho việc tu bổ và bảo trì các công trình văn hóa, thể thao, cơ sở hạ tầng của đất nước.
    Liên kết giữa cơ quan quản lí nhà nước về du lịch đối với địa phương và các doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ hai chiều. Đối với cơ quan quản lí nhà nước thì đó là việc ở xây dựng chiến lược phát triển du lịch chung của ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, của các địa phương và các doanh nghiệp du lịch thông qua hệ thống pháp luật. Hàng năm, hoạt động xúc tiến du lịch với nhiều sự kiện lớn mang tầm cỡ châu lục và thế giới như thể thao, tuần lễ văn hóa – du lịch, hội chợ triển lãm .v.v. dưới sự chỉ đạo của ngành du lịch được luân phiên tổ chức tại các địa phương. Sự liên kết này không chỉ tạo cơ hội phát triển của ngành nói chung mà còn là vinh dự, trách nhiệm của các địa phương cũng như cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...