Luận Văn Vận dụng tính kế thừa của phủ định biện chứng vào thực tiễn công viêc đổi mới kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng tính kế thừa của phủ định biện chứng vào thực tiễn công viêc đổi mới kinh tế ở VN



    LỜI MỞ ĐẦU

    Thế giới quanh ta luôn vận động và phát triển không ngừng. Phép biện chứng của Mác – Anghen- những nhà triết học duy vật biện chứng kinh điển, và sau này là Lênin đã kế thừa, phát triển chỉ ra rằng: quy luật thống nhất và đấu tranh vủa các mặt đối lập chính là nguồn gốc của sự vận động phát triển ấy. Phương thức của sự vận động và phát triển là quy luật chuyển hoá từ những thay đôỉ về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Vậy sự vận động và phát triển ấy diễn ra theo khuynh hướng nào? Để giải quyết mâu thuẫn trong lòng sự vật hiện tượng, cái mới đã ra đời nhưng dựa trên cơ sở nào? Nó có thủ tiêu hoàn toàn cái cũ không? Mối liên hệ giữa cái mới và cái cũ là gì? .v.v. Quy luật phủ định của phủ định với “tính kế thừa của phủ định biện chứng”đã trả lời cho một loạt những câu hỏi ở trên.
    Không chỉ giải quyết được mặt lý luận, khi nghiên cứu tính kế thừa của phủ định biện chứng giúp chúng ta có được những hướng đi, cách giải quyết vấn đề một cách đúng đắn sáng suốt trong đời sống thực tiễn. Điều đó được thể hiện khá rõ trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam ta khi chuyển từ nền kinh tế “đóng”sang nền kinh tế “mở”. Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương đường lối như thế nào, kế thừa hay phủ định sạch trơn? Chúng ta có học hỏi, kế thừa những thành tựu văn minh mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được hay cái gì của chủ nghĩa tư bản cũng là xấu? Đây là một vấn đề mang đầy tính cấp thiết đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta. Chính vì thế mà em đã chọn nó làm đề tài nghiên cứu.

    I. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ TÍNH KẾ THỪA CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
    1.Quy luật biện chứng:
    “Phủ định của phủ định”đó là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cái khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, chỉ ra tính tất yếu của sự ra đời cái mơí và mối liên hệ giữa cái mơi và cái cũ. Sự vật tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bằng sự vật khác, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị thay thế bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thanh một chu kỳ phát triển. Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ định của phủ định chúng ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải trải qua hai lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển của chúng mà có thể hơn. Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiếp lên của sự vật – xu hướng phát triển. Song sự phát triển đó diễn ra không phải theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Ví dụ mà Ph.Anghen đưa ra đã chứng minh rất rõ về quá trình phủ định này. “Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau, được xay ra nấu chín và đem làm rượu, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu rơi vào một miếng đất thích hợp, nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nẽa, nó bị phủ định bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu nhưng không phải chỉ la hạt thóc mà nhiều gấp mười, hai mươi ba mươi lần”. Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng đinh ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ đinh lần thứ hai (những hạt thóc mới phủ định cây lúa), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi, song khó nhận thấy ngay). Phủ định biện chứng mang tính khách quan và tính kế thừa.
     
Đang tải...