Đồ Án Vận dụng thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vận dụng thực tiễn công cuộc đổi mới ở VN


    LỜI NÓI ĐẦU

    Cách đây 25 thế kỉ nhà triết học duy vật cổ Heraclit đã từng nói :"Vật chất vận động không ngừng ".Trong thời đại Cách mạng khoa học -kĩ thuật và công nghệ ngày nay có thể nói rằng "Vật chất vân động không những không ngừng mà còn vận động nhanh hơn bao giờ và nhanh hơn ta tưởng".

    Từ nửa sau của thế kỉ XX cho tới đến đầu những năm 90,nhân loại đã chứng kiến nhiều biến động khôn lường trên quy mô toàn cầu, những cuộc chạy đua khốc liệt về quân sự, các dịch chuyển chính trị và xã hội, cuộc cạnh tranh không biên giới về kinh tế. Trên thực tế xã hội loài người đang nằm trong sự chuyển biến lớn lao về chất sang một nền văn minh mới mà nguyên nhân động lực là cuộc cách mạng khoa học- công nghệ (KH-CN) mới. Cách mạng KH-CN làm thay đổi tận gốc các yếu tố của lực lượng sản xuất. Nó tạo điều kiện tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới, chế tạo ra hàng loạt những vật liệu nhân tạo với những thuộc tính hoàn toàn mới, thực hiện tự động hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, đổi mới nhanh chóng công nghệ, tự động hoá cả các quá trình quản lý. Cách mạ KH-CN hiện đại là sự cải tổ căn bản trong sự phát triển của lực lượng sản xuất mà những nét chủ yếu của nó là biến khoa học thành lực lượng chủ đạo của sản xuất, áp dụng quản lý tự động hoá, sử dụng các phương pháp công nghệ của sản xuất và những hình thức tổ chức sản xuất. Từ những năm 70 và 80 của thế kỉ trước, trong giới triết học và lý luận chính trị -xã hội ở Liên Xô đã xuất hiện ý kiến cho rằng:" Khoa học đang biến thành lực lượng sản xuất (LLSX) trực tiếp".

    Nước ta là một nước nghèo và kém phát triển trên thế giới, vậy nên muốn bắt kịp với sự phát triển đã vượt bậc của thế giới chúng ta phải có một chính sách công nghệ hợp lý. Ngày nay các nước phát triển sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các nước chậm phát triển. Đối với nhóm nước này, nếu chấp nhận những công nghệ lỗi thời có nghĩa là tự nguyện duy trì sự lạc hậu về công nghệ và càng mở rộng thêm khoảng cách giữa họ và các nước phát triển. Nếu đi ngay vào những ngành công nghệ tiên tiến với quy mô lớn thì không đủ nguồn lực, nhất là nguồn lực KH-CN. Vậy đâu là giới hạn hợp lý giữa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiếu vốn đầu tư , năng lực công nghệ chưa phát triển, v.v để có thể phát huy tới mức cao nhất lợi thế của các nước đi sau? Đó là vấn đề không dễ trả lời đối với những người thiết kế chiến lược ở các nước đang phát triển. Hay nói cách khác, giai đoạn phát triển mới của cách mạng KH-CN đang thúc bách và cũng mở ra những khả năng mới cho các nước đi sau lựa chọn một hình mẫu về con đường công nghiệp hoá đất nước. Đó là bài toán khó đối với nước ta, vậy nên ta cần tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa KH-CN với LLSX để giải quyết đúng vấn đề cấp thiết này.

    Khoa học - công nghệ, mà việc nghiên cứu, ứng dụng và trang bị những thành tựu của nó cho các ngành của nền kinh tế quốc dân là cốt lõi của nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện tại và lâu dài ở nước ta, một nước đang thiếu thốn nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó cách mạng KH-CN giữ vai trò then chốt và động lực quan trọng nhất ở nước ta. Tại Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII năm 1996, trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng đó kịp thời xác định vai trò của KH - CN là khâu "đột phá" đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa; hiện đại hóa. Bước vào thế kỷ XXI, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, Đại hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: "phát triển KH - CN cùng với giấo dục - đào tạo là quốc sấch hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hoá".
     
Đang tải...