Luận Văn Vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư cơ bản trong một cuộc kiểm toán báo cáo

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]

    [​IMG]KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
    KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC III








    ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
    ( TÓM TẮT )





    Tên đề tài :
    VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO
    QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG MỘT CUỘC KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG





    Mã số :






    Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn văn Đức
    Thành viên : Phạm Huỳnh
    Nguyễn văn Hùng
    Hồ ngọc Châu



    Đà nẵng, tháng 02 năm 2004


    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Sự cần thiết của đề tài :

    Chi đầu tư XDCB là một trong những nội dung chi rất quan trọng, thường chiếm bình quân từ 25 đến 30% tổng chi ngân sách địa phương. Đây là lĩnh vực chi ẩn chứa nhiều nguy cơ tiêu cực, tham nhũng gây lãng phí, thất thoát vốn ngân sách.
    Làm thế nào để kiểm toán ở lĩnh vực này có chất lượng trong điều kiện quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước hiện nay còn nhiều vấn đề khiếm khuyết cần bổ sung hoàn thiện?. Qua hoạt động thực tế, chúng tôi đã vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư XDCB trong một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP. Tuy nhiên, việc vận dụng quy trình này còn nhiều nội dung gây lúng túng, chưa nhất quán trong thực hiện kiểm toán. Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư XDCB sao cho hiệu quả nhất là hết sức cần thiết, góp phần định hướng thống nhất chung cho tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm toán chi đầu tư XDCB trong cuộc kiểm toán NSĐP, nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán ở lĩnh vực này.
    2. Bố cục đề tài:

    Gồm có 03 chương:

    - Chương 1 nêu nội dung chi đầu tư XDCB và sự vận dụng

    - Chương 2 nêu thực trạng

    - Chương 3 nêu các giải pháp

    3. Mục tiêu nghiên cứu:

    Phục vụ cho công tác kiểm toán chi đầu tư XDCB trong một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP.
    4. Đối tượng nghiên cứu:

    Là các sở tài chính, kho bạc nhà nước, sở Kế hoạch - đầu tư, các sở chuyên ngành, ban quản lý dự án, chủ đầu tư của các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.


    5. Phạm vi nghiên cứu:

    Kiểm toán chi đầu tư XDCB trong cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán

    NSĐP.

    6. Phương pháp nghiên cứu:

    Aïp dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, phân tích và số

    phương pháp khác.


    CHƯƠNG I

    NỘI DUNG KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ XDCB TRONG CUỘC KIỂM TOÁN NSĐP VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XD


    1.1 NHƯNG VẤN ĐỀ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB
    1.1.1 Nguyên tắc và phương pháp xác định:

    Quy trình được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc và phương pháp , như : Chuẩn mực, quy trình kiểm toán chung, địa vị pháp lý của KTNN, quy chế
    về quản lý đầu tư xây dựng, kinh nghiệm thực tế, và một số căn cứ khác.

    1.1.2 Những vấn đề cơ bản của quy trình :

    Gồm có : bố cục, trình tự kiểm toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán, công tác tổ chức kiểm toán.
    1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ XDCB TRONG CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NSĐP
    1.2.1 Tính chất đặc trưng chi đầu tư XDCB trong chi NSĐP

    Đối tượng chi là phải được sử dụng vốn ngân sách, đaøm bảo thủ tục theo quy định, cơ chế quản lý ,thanh toán vốn đầu tư có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị .
    1.2.2 Những vấn đề cơ bản kiểm toán chi đầu tư XDCB trong chi NSĐP:

    Gồm có: Mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, trình tự kiểm toán, phương pháp kiểm toán, công tác tổ chức kiểm toán . nêu lên những nội dung xoay quanh lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư XDCB trong cuộc kiểm toán NSĐP.
    1.3 SỰ VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TRONG MỘT CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NSĐP


    1.3.1 Phạm vi vận dụng: Chủ yếu vận dụng ở khâu tổ chức thực hiện kiểm toán và chế độ quản lý đầu tư XDCB.
    1.3.2 Nội dung vận dụng: Bổ sung các khiếm khuyết về các nội dung kiểm toán chi đầu tư XDCB mà trong quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước chưa đề cập hoặc còn thiếu sót.
    1.3.3 Ý nghĩa của sự vận dụng: Tháo gỡ một phần khó khăn, giải quyết các yêu cầu thực tế đặt ra ở lĩnh vực kiểm tóan chi đầu tư XDCB trong cuộc kiểm toán NSĐP.


    CHƯƠNG 2

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ

    XDCB TRONG MT CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NSĐP



    2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TRONG THỜI GIAN QUA Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC KIỂM TOÁN
    Công tác quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, chế độ chính sách chưa hoàn chỉnh, tình hình thất thoát, lãng phí trong chi đầu tư XDCB còn phổ biến, gây ra dư luận không tốt. Một số chủ trương đầu tư chưa xuất phát từ quy hoạch; một số dự án chưa gắn kết lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội; chất lượng quy hoạch đạt thấp ; chính sách chế độ ở lĩnh vực này được điều chỉnh thường xuyên, nhưng có một số cơ chế quản lý, chế độ tài chính chưa phù hợp với thực tế .
    2.2 SỰ VẬN DỤNG THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TRONG MỘT CUỘC KIỂM TOÁN NSĐP
    2.2.1 Kiểm toán lĩnh vực chi đầu tư XDCB trước khi có quy trình:

    Chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ khảo sát thu thập thông tin đến chọn mẫu, xác định nội dung kiểm toán.Trong tổ chức thực hiện kiểm toán còn chưa coi trọng ở lĩnh vực này.
    2.2.2 Sự vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư XDCB

    từ năm 2001 đến nay :

    - Tạo thuận lợi trong quá trình vận dụng tổ chức thực hiện kiểm toán, như : chọn mẫu đối tượng kiểm toán, xác định trọng tâm những nội dung cần thiết phải kiểm toán, tạo tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành . Tuy nhiên, do chưa có thống nhất chung phương pháp luận về kiểm toán chi đầu tư XDCB trong kiểm toán NSĐP nên việc vận dụng thiếu tính nhất quán, vận dụng mỗi nơi mỗi khác.
    - Nhờ vận dụng quy trình để giải quyết các yêu cầu thực tế đề ra trong công tác kiểm toán, chú trọng đến lĩnh vực đầu tư XDCB, tổ chức phân công các tổ


    kiểm toán chuyên sâu hướng vào kiểm toán những vấn đề có tính rủi ro cao, bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ. Kết quả đạt được đó là : Xác định trọng tâm; Thống nhất trong khâu chỉ đạo, điều hành, xác định mục tiêu kiểm toán ở lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư XDCB trong một cuộc kiểm toán NSĐP; phát hiện ra nhiều sai phạm về lĩnh vực chi đầu tư XDCB ở công tác lập và giao dự toán, ở công tác phân bổ dự toán và quản lý điều hành, ở trình tự thủ tục đầu tư XDCB trong khâu lập thẩm định phê duyệt khảo sát thiết kế, trong khâu lập thẩm định phê duyệt dự toán, trong khâu đấu thầu thi công, trong khâu thanh toán quyết toán thẩm định phê duyệt dự toán ; đã kiến nghị địa phương chấn chỉnh những tồn tại sai sót trong quản lý đầu tư XDCB và kiến nghị thu hồi nộp ngân sách lượng tiền đáng kể.
    - Tuy nhiên, qua thực tế vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư XDCB còn bộc lộ một số hạn chế vướng mắc trong khâu khảo sát lập kế hoạch kiểm toán, trong công tác tổ chức thực hiện kiểm toán, như : tính phối hợp, bố trí nhân lực, thời gian kiểm toán, xữ lý các sai phạm Bên cạnh đó, một phần do năng lực bộ phận KTV còn hạn chế ở lĩnh vực này.
    2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN LĨNH VỰC

    ĐẦU TƯ XDCB TRONG CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NSĐP

    - Vấn đề có tính nguyên tắc kiểm toán chi đầu tư XDCB trong cuộc kiểm toán NSĐP là khâu tổ chức điều hành mang tính xuyên suốt, nhất quán từ kiểm toán tổng hợp đến kiểm toán chi tiết và thận trọng trong khâu chọn mẫu kiểm toán vừa đủ độ đại diện, vừa phù hợp thời gian cho phép.
    - Sự vận dụng quy trình vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính sáng tạo sao cho hướng vào mục tiêu chung là kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP.
    - Năng lực KTV kết hợp việc bố trí nhân lực phù hợp là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kiểm toán chi đầu tư XDCB.


    CHƯƠNG 3

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI
    ĐẦU TƯ XDCB TRONG MỘT CUỘC KIỂM TOÁN NSĐP



    3.1 BỔ SUNG HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHI

    ĐẦU TƯ XDCB TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NSNN

    - Kiểm toán chi đầu tư XDCB dưới góc độ kiểm toán một cấp ngân sách, nên mục tiêu kiểm toán không thể tách rời mục tiêu chung là kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP.
    - Bổ sung hoàn thiện mục tiêu, nội dung, trình tự kiểm toán . chi đầu tư XDCB trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP để làm cơ sở định hướng cho công tác chỉ đạo điều hành mang tính nhất quán, xuyên suốt.
    - Hướng vào kiểm toán phân tích, tổng hợp đánh giá khâu quản lý điều hành chi đầu tư XDCB nhiều hơn, để phù hợp mục tiêu chung là kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP.
    3.2 XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU, NỘI DUNG KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ XDCB CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN TRONG CUỘC KIỂM TOÁN NSĐP
    3.2.1 Đối với đơn vị tổng hợp:

    3.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán: Trọng tâm là hướng vào phân tích đánh giá tổng hợp về lĩnh vực chi đầu tư XDCB và xác định tính trung thực, hợp pháp của các số liệu báo cáo quyết toán NSĐP.
    3.2.1.2 Nội dung kiểm toán: Kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính, trình tự thủ tục đầu tư XDCB từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đến kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng.
    3.2.2 Đối với Ban quản lý dự án, chủ đầu tư:

    3.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán: Kiểm toán để cung cấp bằng chứng phục vụ cho tổng hợp, đánh giá chung về lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư XDCB trong cuộc kiểm toán NSĐP.


    3.2.2.2 Nội dung kiểm toán: Kiểm toán việc chấp hành quản lý, sử dụng vốn

    đầu tư, chấp hành trình tự thủ tục đầu tư .

    3.3 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG Ở LĨNH VỰC CHI ĐẦU TƯ XDCB TRONG CUỘC KIỂM TOÁN NSĐP
    3.3.1 Đối với đơn vị tổng hợp :

    3.3.1.1 Tại sở tài chính- vật giá

    - Nôị dung kiểm toán: kiểm tra tình hình phân cấp quản lý, chấp hành các quy định về lập, giao dự toán, phân bổ kế hoạch, đối chiếu, xác định các nguồn vốn đầu tư, số chi đầu tư thuộc ngân sách cấp tỉnh với số liệu quyết toán. Đồng thời đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, kiểm tra thủ tục cấp phát, công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán.
    - Phương pháp kiểm toán: thu thập tài liệu, đọc, xử lý thông tin từ chi tiết đến tổng hợp, phân tích theo định hướng chung có trọng điểm; lập chương trình kiểm toán chi tiết theo các nội dung đã được định sẵn, đảm bảo phù hợp với thời gian và nhiệm vụ của từng KTV đã được phân công.
    3.3.1.2 Tại kho bạc nhà nước tỉnh

    - Nội dung kiểm toán: đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch; tình hình chấp hành trong quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; xác định đúng đắn, hợp pháp của báo cáo các nguồn vốn đầu tư và tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB.
    - Phương pháp kiểm toán: các bước kiểm toán như tại Sở tài chính. Ngoài ra KTV cần lưu ý như: ở các Phiếu yêu cầu, tài liệu cung cấp có chất lượng, tình hình phân bổ vốn đầu tư, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư, phân tích có chọn mẫu ở một số dự án lớn đủ độ đại diện; kiểm toán và xem xét tình hình chấp hành các quy định về quản lý đầu tư theo quy định; đối chiếu, kiểm tra ở các tài khoản có liên quan đến nguồn vốn đầu tư xây dựng, tạm ứng vốn, thanh toán vốn


    đầu tư, tiền gửi về đầu tư, sổ cái, sổ phụ, chứng từ thanh toán. Từ cơ sở đó đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư.
    3.3.2 Đối với đơn vị quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng:

    3.3.2.1 Tại Sở Kế hoạch - đầu tư

    - Nội dung kiểm toán: xác định cơ cấu vốn theo chủ trương chung của địa phương, Chính phủ; kiểm toán việc lập, thẩm tra xét duyệt thực hiện dự án; tình hình chấp hành các quy định kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh kế hoạch vốn đầu
    tư.

    - Phương pháp kiểm: trình tự kiểm toán như tại Sở Tài chính, nhưng trong tác nghiệp cần lưu ý như: phân tích, đánh giá có chọn mẫu phù hợp với chủ trương chung, chú trọng khâu ghi kế hoạch vốn; kiểm toán trình tự thủ đầu tư có chọn lọc.
    3.3.2.2 Tại các sở chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính, Sở NNPTNT)
    Tập trung kiểm toán về thẩm định thiết kế, quản lý điều hành, Quy chế đấu thầu, xét thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu; tình hình quảnl ý các công trình xây dựng, quy trình trình tự thủ tục đầu tư xây dựng.
    3.3.3 Tại các ban quản lý dự án, chủ đầu tư.

    Kiểm toán xác định tính đúng đắn số liệu báo cáo quyết toán vốn đầu tư, các nguồn vốn. Trong đó tập trung ở nguồn vốn ngân sách Nhà nước; đánh giá chấp hành Luật, chế độ tài chính quản lý đầu tư XDCB của một số dự án có chọn lọc; công tác tổ chức chỉ định thầu, đấu thầu, xét thầu có đúng quy định không; việc quản lý đầu tư có đảm bảo đúng chế độ theo từng giai đoạn đầu tư của các công trình; tình hình sử dụng kinh phí Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư (kiểm toán như một đơn vị dự toán), chứng từ sổ kế toán, công tác hạch toán và báo cáo quyết toán.


    3.4 KIẾN NGHỊ

    - Cần bổ sung hoàn thiện quy trình kiểm tóan NSNN theo hướng tác nghiệp chi tiết, trong đó có lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư XDCB.
    - Xác định mục tiêu kiểm toán hằng năm ở lĩnh vực đầu tư XDCB trong kiểm toán NSĐP.
    - Cần thống nhất chỉ đạo cho các đơn vị KTNNKV, KTNNCN trong tổ chức thực hiện kiểm toán đaøm bảo tính nhất quán, xuyên suốt kiểm toán tổng hợp đến kiểm toán chi tiết về lĩnh vực chi đầu tư XDCB.
    - Cho phép mở rộng phạm vi kiểm toán đối chiếu xác định tính trung thực của bằng chứng kiểm toán.
    - Thống nhất trong khâu xữ lý các sai phạm về lĩnh vực chi đầu tư XDCB.

    - Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo để năng lực KTV trong lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư XDCB.
    - Trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện làm việc để hổ trợ đắc lực trong quá trình tác nghiệp về kiểm toán lĩnh vực chi dầu tư XDCB nói riêng, trong công tác hoạt động kiểm toán NSNN nói chung.
    Tóm lại: Sự vận dụng Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư XDCB trong một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP ở đơn vị kiểm toán Nhà nước khu vực III đã nêu lên được một số kinh nghiệm trong thực tế, các mặt còn hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Đề tài này có thể được vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể ở các đối tượng kiểm toán lĩnh vực chi đầu tư XDCB.


    =====================
     
Đang tải...