Luận Văn vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độn phát triển LLSX

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độn phát triển LLSX




    BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    C. Mác và Ph. Ăngghen đã có những cống hiến hết sức vĩ đại cho nhân loại ngày nay và một trong những cống hiến đó là đã mở rộng thế giới quan duy vật biện chứng vào lĩnh vực xã hội. Đem lại sự nhận thức xã hội trong chỉnh thể và phát hiện ra những quy luật vận động, phát triển phổ biến của lịch sử xã hội bởi học thuyết hình thái kinh tế xã hội.
    Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, tức quá trình phát triển có quy luật của xã hội loài người nói chung khi được phản ánh dưới hình thức hệ thống các khái niệm, quy luật và các quan niệm thì đem lại cho chúng ta lý luận về quá trình đó. Đây là hình ảnh lý luận là cái cụ thể trong tư duy và quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người nói chung. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã cho thấy mặt lý luận của học thuyết hình thái kinh tế xã hội có nội dung rất rộng, bao gồm rất nhiều yếu tố hợp thành, nhưng có thể quy về ba quan niệm hay ba yếu tố lớn là khái niệm hình thái kinh tế xã hội, quan niệm về quá trình lịch sử tự nhiên, tức là sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, quan niệm về mối liên hệ giữa quá trình lịch sử - tự nhiên và sự đa dạng của lịch sử. Trong những quan niệm này, quan niệm về quá trình lịch sử - tự nhiên với yếu tố đặc trưng nổi bật của nó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là quan niệm cơ bản nhất.
    Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội của một quốc gia, một đất nước đặc biệt là trong vấn đề kinh tế. Nếu trong một nước mà quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, và ngược lại. Vì vậy, người ta phải biết điều tiết mối quan hệ biện chứng giữa hai khái niệm này để tìm ra sự phù hợp giữa chúng.
    Nghiên cứu đề tài này, tôi chỉ muốn góp một phần nhỏ vào việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đồng thời làm rõ tình hình phát triển kinh tế ở Quảng Bình hiện nay.
    Vì vậy, hơn lúc nào hết việc nắm vững và bảo vệ tính cách mạng, tính khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa Mác là một nhiệm vụ chính trị và đồng thời là đòi hỏi của thực tiễn ngày nay.
    Hơn nữa, với một sinh viên ngành triết học được trang bị cho mình một lượng kiến thức chuyên ngành Mác - Lênin, đó là hệ tư tưởng tiến bộ, khoa học nhất thì việc lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó có học thuyết hình thái kinh tế xã hội là điều rất cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệpvới tên đề tài: “Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Quảng Bình hiện nay”.
    Giới hạn là một khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, bản thân tôi chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trong khóa luận từ năm 2000 - 2010, nhằm làm rõ sự vận dụng biện chứng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Quảng Bình.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên mà tôi đã cố gắng tìm tòi, suy nghĩ thấu đáo và mạnh dạn lựa chọn vấn đề nêu trên để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Vấn đề học thuyết hình thái kinh tế xã hội nói chung và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là đối với vấn đề phát triển kinh tế. Góp phần làm nền tảng lý luận, định hướng phát triển kinh tế, đưa ra những con đường, những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện nền kinh tế theo hướng công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước.
    Vì vậy mà đã có rất nhiều nhà nghiên cứu Mác xít quan tâm, tìm hiểu, đưa ra những lý luận duy vật về hình thái kinh tế xã hội đặc biệt là về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Họ đã có những công trình nghiên cứu được đông đảo mọi người quan tâm, chúng ta không thể kể hết những công trình đó mà chỉ có thể nêu một số nghiên cứu gần đây mà chúng ta thường nhắc đến:
    Với tác phẩm: “ Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005. Chủ biên: Tiến sĩ Phạm Văn Chung đã tập trung xem xét nội dung khoa học của học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và mối liên hệ hữu cơ của nó đối với lý luận về con đường phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ việc nghiên cứu học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội, cuốn sách xác định hai phương diện là lý luận và phương pháp luận của học thuyết và chỉ ra một cách cụ thể vai trò phương pháp luận của học thuyết này đối với việc xác định nội dung khoa học của lý luận về con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thông qua luận giải một số vấn đề lý luận cấp bách.
    Trong tác phẩm: “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam”, của Lương Xuân Quỳ, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. Đề cập đến hệ quan điểm, phương hướng, chính sách và giải pháp xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội trên đất nước ta.
    Trong cuốn: “ Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Quý, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000. Tác phẩm nêu những vấn đề về quan hệ sản xuất, quá trình xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới ( từ năm 1986 đến nay), định hướng và giải pháp cơ bản tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt Nam.
    Đặc biệt trong số những công trình nghiên cứu đó có tác phẩm: “Tìm hiểu tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất”, Trương Hữu Hoàn, Triết học, số 3 (1994). Nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của học thuyết hình thái kinh tế xã hội, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất để thấy rõ sự tác động qua lại giữa chúng là một quá trình có quy luật của nó. Vạch rõ những tư tưởng của Mác và Ph. Ăngghen về quan hệ sản xuất,lực lượng sản xuất để ta thấy rõ được những đối tượng đó có đặc điểm và mối liên hệ với nhau như thế nào. Bên cạnh đó còn làm rõ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất ở mỗi thời đại khác nhau như thế nào.
     
Đang tải...