Tiểu Luận Vận dụng qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất tron

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    B. PHẦN NỘI DUNG
    I. Cơ sở lý luận .
    1. Các khái niệm
    2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
    II. Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử
    2. Việt Nam trong thời kỳ đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986).
    3. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ sau công cuộc đổi mới (1986) đến nay
    3.1. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
    3.2. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng
    3.3. Những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được
    3.3.1. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao .
    3.3.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ
    3.3.3. Kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát
    3.3.4. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh
    3.3.5. Đời sống nhân dân được cải thiện .
    3.4. Những vấn đề còn tồn tại .
    3.5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020
    C. PHẦN KẾT LUẬN .

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển không thể không sản xuất ra của cải vật chất mà trình độ phát triển của nó được biểu hiện chính bởi phương thức sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Từ khi con người mới xuất hiện trên hành tinh đã trải qua năm phương thức sản xuất. Đó là: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa. Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà theo thời gian ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển trong sản xuất. Lịch sử phát triển của sản xuất trong xã hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau. Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là cách thức sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với quan hệ sản xuất tương ứng với nó. Phương thức sản xuất vừa là hạt nhân đồng thời vừa là động lực thúc đẩy và quy đinh mọi mặt của đời sống xã hội. Không thể thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu không hiểu biết về cách thức sản xuất và không có những biện pháp tối ưu tác động nhằm hoàn thiện phương thức sản xuất mà cụ thể chính là hoàn thiện mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
    Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã được Mac và Ăngghen khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và ngược lại, có thể thúc đầy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là không thể tách rời, đây là quy luật chung của sự phát triển và là một trong những quy luật quan trọng quy định sự tồn tại, phát triển và tiến bộ xã hội. Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang tiến hành hôm nay.
    Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đó cũng có những điểm khác so với trước đây.
    Trước những năm 1986, do nhận thức và vận dụng sai lầm lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến những thất bại to lớn như sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu, còn ở Việt nam do nhận thức và vận dụng sai lầm đã dẫn đến tụt hậu về kinh tế và khủng hoảng về chính trị.
    Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới kinh tế là trọng tâm.
    Thực tiễn hơn 20 năm đổi mớỉ nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên. Đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng đã khẳng định “xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chinhs sách đối nội đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác”.
    Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về nhiệm vụ xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tôi đã lựa chọn đề tài: "Vận dụng qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
    C. PHẦN KẾT LUẬN
    Nhận thức rõ hơn về mục tiêu, mô hình của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, rõ hơn về chặng đường, bước đi khi đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu trên của thời kỳ quá độ, cho phép chuyển sang chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, rõ hơn về những mối quan hệ đặt ra cần được giải quyết một cách đúng đắn trên con đường đổi mới sẽ giúp chúng ta thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã có cơ sở để rút ra một số bài học lớn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó là các bài học: trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới; phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
    Sự vận dụng đúng đắn của Đảng và Nhà nước sẽ đem lại thành tựu vô cùng to lớn cho nền kinh tế - xã hội nước ta, hoàn thành tốt mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Tuy vậy, hạn chế, yếu kém vẫn còn rất nhiều, đòi hỏi cần có sự nỗ lực hết sức, phát huy mọi tiềm năng vốn có để khắc phục.
    Chỉ tính từ đổi mới đến nay, đất nước ta đã có những bước chuyển mình lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội. Đó là nhờ sự nhận thức và vận dụng kịp thời quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mở ra con đường đầy hứa hẹn cho sự phát triển của đất nước. Do vậy, cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn mối quan hệ biện chứng của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, như quan điểm triết học Mác xít thì đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ có như vậy, Đảng ta mới có thể sớm đưa được con tàu đất nước đến cái đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đại hội XI đã đề ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...