Luận Văn Vận dụng quan điểm toàn diện vào sự nghiệp xây dựng cnxh ở nước ta

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở NƯỚC TA

    QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, BỎ QUA CHẾ ĐỘ TBCN Ở VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ.
    Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu lịch sử bởi vì:
    - Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Thực tiễn đã khẳng định CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, CNTB thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. CNTB không phải là tương lai của loài người. Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan phù hợp với quy luật của lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của những người lao động, là hình thái xã hội cao hơn CNTB. Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự nghiệp phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.
    -Cách mạng Việt nam phát triển theo con đường độc lập dan tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX. Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lên CNXH mới giữ vững được độc lập dân tộc, tự do cho dân tộc, mới thực hiện đựoc mục tiêu làm cho mọi người được ấm no, tự do hạnh phúc. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta như vậy là sự lựa chọn cuả chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó cũng thể hiện sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
    Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam, theo cách nói tóm tắt và mộc mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là; trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạnbần cùng,làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Quán triệt tư tưởng cơ bản đócủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã khẳng định: “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
    -Do nhân dân lao động làm chủ
    -Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế đọ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
    -Có nền văn hoá tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc
    -Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hành phúc, có điều kiện phát triển cá nhân.
    -Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
    -Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
    Mục tiêu của CNXH ở nước ta là: xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
    2.2- VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM
    Để đảm bảo có được nhận thức đúng đắn về một vấn đề, chúng ta phải xem xét vấn đề đó theo quan điểm toàn diện. Điều này có nghĩa là phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của sự vật, hiện tượng cũng như trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đối với các sự vật khác và trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.

     
Đang tải...