Tiểu Luận Vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn vào việc chuyển đổi sa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam(29 trang)

    MỤC LỤC


    A. LỜI NÓI ĐẦU.


    B.NỘI DUNG.


    PHẦN I. Cơ sở lý luận và mối quan hệ của quan điểm toàn diện trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.


    I. Cơ sở lý luận và mối quan hệ của quan điểm toàn diện.


    1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.

    2. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự vật.


    II. Việc vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác - Lênin vào hoạt động nền kinh tế thị trường.


    1. Khái niệm nền kinh tế thị trường.

    2. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động nền kinh tế thị trường.


    Phần II.Vận dụng những yêu cầu của quan điểm toàn diện để phân tích việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta.


    I. Những yêu cầu của quan điểm toàn diện.


    II. Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.


    1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

    2. Kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam.


    PHẦN III. Một số kiến nghị và giải pháp.


    1. Nền kinh tế các nước trên thế giới.

    2. Một số kiến nghị và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta để nâng cao sự phát triển của nền kinh tế thị trường.


    C. TÀI LIỆU THAM KHẢO.









    A-LỜI NÓI ĐẦU.


    Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Hay sản xuất ra của cải vật chất là nền tảng của đời sống xã hội, là điều kiện trước tiên để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Như Mác đã nói;"Đứa trẻ con nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tôi không nói trong một năm mà ngay trong một vài tuần".


    Bên cạnh đó sản xuất vật chất còn là nền tảng hình thành tất cả các mối quan hệ trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của toàn xã hội, không vượt khỏi quy luật khách quan nền kinh tế nước ta cũng là nền tảng cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ta. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của kinh tế vì kinh tế chính là kết quả của toàn bộ quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất.


    Trong thời gian gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.


    Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất Đảng và Nhà bước ta bước ngay vào công cuộc xây dựng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Nhưng do chưa nắm vững các quy luật khách quan trong kinh tế mà kinh tế Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu.


    Từ năm 1986, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới về kinh tế. Đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và chúng ta rất quan tâm đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của nền kinh tế đó. Hơn 10 năm qua việc chuyển đổi kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội.


    Chính vì những lí do trên mà một số sinh viên khoa kinh tế, việc hiểu và nắm bắt thực tế là một điều hết sức cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu về nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, nó tạo tiền đề cho việc học tập và làm việc sau này. Vì thế mà em chọn đề tài "Vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" cho bài tiểu luận của mình. Chính là việc kết hợp giữa học tập và nghiên cứu thực tế làm hiểu rõ và sâu hơn về nền kinh tế nước ta. Em xin chân thành cảm ơn thày giáo PGS Vũ Ngọc Pha đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận đầu tay này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...