Luận Văn Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin để phân tích xây dựng nền kinh tế thị trường ở

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin để phân tích xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam


    LỜI MỞ ĐẦU

    Đổi mới kinh tế Việt Nam là một cao trào của toàn dân ta do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới thực sự bắt đầu từ năm 1986. Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự cung tự cấp. Mặt khác do những sai lầm trong nhận thức về mô hình kinh tế XHCN. Nền kinh tế ngày càng tụt hậu, khủng hoảng trầm trọng kéo dài, đời sống nhân dân thấp.

    Đứng trước bối cảnh đó cách lựa chọn duy nhất là phải đổi mới kinh tế. Dựa trên quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin để nhìn nhạn đúng đắn về thực tràng đất nước cùng với những thành tựu sau 15 năm đổi mới. Trong đại hội Đảng IX đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001- 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiệng đại. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao”. Có thể khẳng định đường lối lãnh đạo của ta hoàn toàn đúng đắn và hợp với lòng dân.

    Bên cạnh những thành tựu to lớn đó còn không ít những khó khăn nổi cộm. Do đó cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện những quan điểm, biện pháp để nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng XHCN. Đây là việc làm thiết thực, cần thiết đối với đất nước vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin để phân tích xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” để nghiên cứu. Hơn nữa, đây là đề tài mạng tính thực tiễn và giá trị khoa học lớn làm sáng tỏ quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác. Do sự tồn tại quá lâu của kinh tế cũ đã ăn sâu vào tư duy nhận thức, vào quan điểm và cách điều hành, quản lý kinh tế của chính phủ nên việc chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xem xét toàn diện cụ thể. Đây là lần đầu tiên em làm bài tiểu luận nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như về hình thức

    Hiện nay hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã sup đổ bởi vận dụng mô hình kinh tế không phù hợp: Mô hình kinh tế bao cấp. Thế nhưng Việt Nam chúng ta đã đứng vững qua cơn bão táp của thời kỳ trước, hiện nay chúng ta tự dò tìm cho mình một con đường đi trong bao nhiềukhó khăn và thử thách. Qua những thành công bước đầu của 15 năm đổi mới, chúng ta có thể khảng định việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là một quyết định sáng xuất, mang tính sáng tạo cao của Đảng. Chúng ta có thể tự hào mà nói với thế giới rằng: Quá trình đổi mới vì chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình biến những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã từng bước thành hiện thực. Thành tựu nổi bật trong những năm vừa qua không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn tạo niềm tin cho con đường đổi mới góp phần ổn định về chính trị- xã hội của đất nước, đồng thời cảnh giác với mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động, tiếp tục đưa đất nước nên chủ nghĩa xã hội - con đường đi đến dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh và tiến bộ.
     
Đang tải...