Luận Văn Vận dụng quan điểm mác - xít về tôn giáo và "chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM MÁC - XÍT VỀ TÔN GIÁO VÀ "CHÍNH SÁCH TÔN TRỌNG TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAM" CHỐNG CÁC ÂM MƯU, HÀNH ĐỘNG LỢI DỤNG TÔN GIÁO CHỐNG CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của khóa luận
    Tôn giáo là một trong các hình thái ý thức xã hội, từ khi ra đời cho đến nay đã có rất nhiều đánh giá khác nhau. Có ý kiến cho rằng: Tôn giáo là tiêu cực, lạc hậu, là công cụ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống lại phong trào cách mạng thế giới, phá hoại sự nghiệp cách mạng thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: hoạt tôn giáo là vấn đề văn hóa đạo đức, con người tạo ra tôn giáo, trước hết để hỗ trợ cho con người trong nhận thức về mình cũng như nhận thức và ứng phó với các lực lượng tự nhiên và xã hội quanh mình.
    Từ sự nhận thức không đồng nhất, nên thái độ đối với tôn giáo cũng rất khác nhau.
    Vậy cần nhận thức, đánh giá vấn đề tôn giáo như thế nào cho đúng?
    Như chúng ta biết, đã có một thời kỳ rất dài, con người tồn tại và phát triển mà chưa biết đến tôn giáo. Tôn giáo chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển khi con người bất lực chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên và xã hội quanh mình. Các hình thức tôn giáo ban đầu hết sức đơn giản, gắn liền với các quan hệ cơ bản và nhằm giải quyết các quan hệ cơ bản của con người: Quan hệ với “ta” (thị tộc, bộ tộc, làng bản mình .) sinh ra Tôtem giáo; Quan hệ với cái khác “ta” (thị tộc, bộ tộc khác, cộng đồng làng bản khác .) sinh ra ma thuật làm hại; Quan hệ giữa nam và nữ sinh ra ma thuật tính giáo; Quan hệ với bệnh tật sinh ra ma thuật chữa bệnh; Quan hệ với tự nhiên của người nguyên thủy sinh ra bái vật giáo .
    Trong quá trình tồn tại và phát triển, các tôn giáo có sự đan xen, tiếp nhận, hòa đồng hoặc phủ nhận nhau. Sự ra đời của tôn giáo theo nghĩa đầy đủ của nó cùng với thời kỳ xã hội có giai cấp được thiết lập, các quốc gia, dân tộc hình thành, những yếu tố cấu thành của một số tôn giáo đầy đủ là:
    - Có giáo lý phản ánh thế giới quan rõ rệt.
    - Có người sáng lập, có đấng tối cao với một diện thành (sự hiện diện là niềm tin siêu nhiên: Tự nguyện và có tính mù quáng không thể giải thích).
    - Có nghi lễ, nghi thức từ đơn giản tới phức tạp.
    - Có nơi thực hiện nghi lễ với các tôn giáo đồ.
    Trong thời đại ngày nay bao gồm tất cả các hình thức tôn giáo cùng tồn tại, biến đổi và thích nghi. Do vậy, khi nói tôn giáo, thường được dùng với nghĩa hẹp, là các tôn giáo có đủ các yếu tố cấu thành của nó nói trên, như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo . Còn các loại tôn giáo sơ khai, nguyên thủy đang thích nghi tồn tại, được coi là tín ngưỡng dân gian, như cúng ông bà, tổ tiên, thờ Thần hoàng, đức Thánh mẫu .
    Từ đó có thể khẳng định: Tôn giáo là một thực thể xã hội, gắn liền với đời sống xã hội loài người, nó ra đời, tồn tại nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người về tâm linh. Con người tạo ra tôn giáo để hỗ trợ cho mình nhận thức chính mình, cũng như nhận thức và ứng phó với các lực lượng tự nhiên, xã hội xung quanh. Vì vậy, sự ra đời của tôn giáo được xem là tất yếu, cần thiết cho cuộc sống của con người trong những điều kiện nhất định của lịch sử, giống như sự ra đời của các câu chuyện thần thoại, nghệ thuật, đạo đức.
    Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, nên dân tộc nào, quốc gia nào cũng có một hoặc nhiều tôn giáo. Mỗi dân tộc đều có một tôn giáo hay tín ngưỡng được thừa nhận rộng rãi, chi phối tâm linh, làm nền tảng tinh thần và góp phần tạo ra bản sắc cộng đồng. Trong trường hợp này, tôn giáo trở thành thiêng liêng đối với cả dân tộc, ảnh hưởng đến nếp nghĩ, tập quán, văn hóa, lối sống đạo đức của dân tộc .
    Mặt khác, mặt tiêu cực của tôn giáo là không thể phủ nhận, tập trung nhất là ở thế giới quan duy tâm như Mác nói: Tôn giáo là thế giới lộn ngược, thế giới quan đó coi tôn giáo đã tạo ra con người, quyết định số phận của con người chứ không phải con người tạo ra tôn giáo.
    Do vậy, từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, tôn giáo không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời, không đơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...