Tiến Sĩ Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học Số học và Đại lớp 6 ở trường phổ thông nước cộng hoà dân ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄ
    N 6
    1.1. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông.6
    1.1.1. Một số nội dung về hoạt động trong tâm lý học. 6
    1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động 7
    1.1.1.2. Các đặc điểm của hoạt động .8
    1.1.1.3. Cấu trúc của hoạt động 9
    1.1.1.4. Các dạng hoạt động 11
    1.1.2. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông 11
    1.1.2.1. Nội dung môn toán ở trường phổ thông 11
    1.1.2.2. Hoạt động của học sinh trong học tập môn toán ở trường phổ thông.12
    1.1.2.3. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn toán ở trường phổ thông .18
    1.1.3. Hoạt động chủ yếu của học sinh lớp 6 trong học tập môn Toán .27
    1.1.4. Ý nghĩa của quan điểm hoạt động trong dạy học toán ở trường phổ thông .29
    1.2. Về đổi mới phương pháp dạy học .30
    1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH . 30
    1.2.2. Định hướng đổi mới PPDH .30
    1.3. Nội dung chương trình và sách giáo khoa môn toán lớp 6 trường trung học cơ sở nước CHDCND Lào 31
    1.4. Thực trạng về dạy học môn Toán ở trường phổ thông nước CHDCND Lào 33
    1.4.1. Mục đích, đối tượng và công cụ khảo sát thực trạng . 33
    1.4.2. Tình hình giáo dục nói chung 34
    1.4.3. Kết quả của sự điều tra thực trạng dạy học môn toán ở một số trường
    PT nước CHDCND Lào trong những năm 2006 - 2010 34
    1.4.3.1. Tình hình của GV 35
    1.4.3.2. Tình hình học tập của HS .40
    1.4.3.3. Kết luận rút ra từ điều tra thực trạng 41
    Kết luận chương 1 42

    Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀO DẠY HỌC SỐ HỌC VÀ ĐẠI SỐ LỚP 6 Ở TRƯỜNG PT NƯỚC CHDCND LÀO .43
    2.1.Vận dụng trực tiếp QĐHĐ vào dạy học những nội dung cụ thể .43
    2.1.1 Hoạt động và hoạt động thành phần .43
    2.1.2 Động cơ hoạt động . 50
    2.1.3 Tri thức trong hoạt động 52
    2.1.4 Phân bậc hoạt động 57
    2.1.5 Một số ví dụ tổng hợp 60
    2.2. Vận dụng thông qua hình thức bồi dưỡng giáo viên .77
    2.2.1 Mục đích bồi dưỡng . 77
    2.2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm bồi dưỡng 77
    2.2.3 Quy trình bồi dưỡng .78
    2.2.4 Nội dung bồi dưỡng 80
    2.2.5 Tổng kết, đánh giá 85
    Kết luận chương 2 86

    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    .87
    3.1. Mục đích, 87
    3.2. Tổ chức thực nghiệm 87
    3.3. Đánh giá thực nghiệm 88
    3.3.1.Mô tả chung 88
    3.3.1.1. Nội dung đánh giá thực nghiệm . 88
    3.3.1.2. Một số đề kiểm tra 89
    3.3.1.3.Đề kiểm tra tổng kết thực nghiệm . 94
    3.3.2 Phân tích và đánh giá kết quả điều tra giáo viên sau đợt thực nghiệm .94
    3.3.2.1. Nội dung và quy trình bồi dưỡng GV 94
    3.3.2.2. Sự vận dụng QĐHĐ vào dạy học của GV thực nghiệm . 94
    3.3.3. Phân tích và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua bài kiểm tra 95
    3.3.3.1. Đánh giá kết quả các bài kiểm tra của thực nghiệm lần 1 95
    3.3.3.2.Đánh giá kết quả các bài kiểm tra của thực nghiệm lần 2 .105
    3.3.4 Phân tích và đánh giá kết quả các bài kiểm tra tổng kết đợt thực nghiệm .116
    3.3.4.1.Đánh giá kết quả các bài kiểm tra tổng kết đợt thực nghiệm lần 1 .116
    3.3.4.2.Đánh giá kết quả các bài kiểm tra tổng kết đợt thực nghiệm lần 2 .118
    3.3.5 Đánh giá chung kết quả thực nghiệm sư phạm .121
    3.3.5.1.Đánh giá định lượng 121
    3.3.5.2.Đánh giá định tính .123
    Kết luận chương 3 . 124
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong quá trình lịchsử, môn Tâm lý học (thế kỷ XX) đã khám phá ra vai trò quyết định của hoạt động của con người trong việc hình thành các năng lực và phẩm chất. Những khả năng trí tuệ, năng lực chuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp, thuộc tính nhân cách của con người là kết quả hoạt động của chính bản thân mình, chuyển hóa những năng lực và phẩm chất người của loài người thành tài sản riêng cho bản thân. Nghĩa là về bản chất của dạy học chính là sự tổ chức hoạt động lĩnh hội cho người học. Nếu dạy học chỉ đòi hỏi ở người học sự ghi nhớ thụ động, sự dập khuôn cứng nhắc, thói quen chờ đợi chỉ dẫn thì trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ có thể hình thành ở người học khả năng ghi nhớ máy móc, tính thụ động chờ đợi chỉ dẫn, không thể hình thành tính tư duy sáng tạo.
    Vì vậy, những người nghiên cứu về phương pháp dạy học đều nói rằng phương pháp dạy học là cách thức hoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình đó đã bao gồm cả trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành các phẩm chất nhân cách, phát triển những khả năng và năng lực. Nghĩa là phương pháp dạy học là cách mà người dạy chỉ đạo bằng cách tổ chức, điều khiển, hoạt động lĩnh hội của người học và quyết định chất lượng học tập. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục.
    Trong thập niên vừa qua đã có luận án tiến sĩ nghiên cứu vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học môn toán theo các đề tài sau:
    - Vận dụng quan điểm hoạt động, tổ chức các hoạt động : Dạy học hình học ở lớp 6,7 trường THCS theo hướng tổ chức các hoạt động hình học, 2004 ,Luận án của Trần Anh Tuấn ; Nâng cao hiệu quả dạy học khái niệm toán học bằng các biện pháp sư phạm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, 2001, Luận án của Nguyễn Mạnh Chung.
    -Vận dụng quan điểm hoạt động: Vận dụng quan điểm hoạt động và phân hóa đối tượng học sinh ở lớp cuối sơ cấp trung học bậc phổ thông nước CHDCND Lào, 1991, Luận án tiến sỹ của Khambau SANGOUANTRICHANH .
    - Phương pháp dạy học tích cực:Khai thác các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập đại số và giải tích 10 của học sinh trung học phổ thông nước CHDCNDLào, 2010, Luận án tiến sỹ của Khamkhong SIBOUA KHAM .
    Mặc dù các kết quả nghiên cứu cũng phản ánh đượcnhiềukhía cạnh của PPDH, các hoạt động của HS, nhưng chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu vận dụng QĐHĐ vào dạy học môn Toán lớp 6 ở trường THCS nước CHDCND Lào.
    Nước CHDCND Lào có những chiến lược cải cách hệ thống giáo dục quốc gia, năm 2006-2015 là “đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mới”, “đào tạo-bồi dưỡng giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học”[52].
    Để thực hiện các mục tiêu giáo dục một trong những vấn đề quan trọng của cải cách hệ thống giáo dục và phương hướng cải cách giáo dục phổ thông là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung chương trình, đảm bảo chuẩn về kiến thức phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh nắm được kiến thức mới, kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao năng lực suy nghĩ và vận dụng vào thực tế.
    Theo đánh giá việc thực hiện chiến lược cải cách hệ thống giáo dục quốc gia nước CHDCND Lào ở giai đoạn I, (2006-2010) củaBộ giáo dục, Lào, 2010 thì nhà trường phổ thông chưa thực hiện kế hoạch chiến lược đề ra,“Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu cho xã hội và thị trường và chưa tiếp cận với giáo dục quốc tế. Trách nhiệm của một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chưa cao, một số học sinh chưa quan tâm vào việc học tập”.Hiện nay, thực trạng về sử dụng các phương pháp dạy học của các giáo viên ở trường phổ thông nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cho thấyđa số giáo viên còn dạy theo cách “thầy đọc, trò chép”, học sinh không tự giác, tích cực, chủ độngtrong giờ học, học sinh không thích học môn Toán, dẫn đếnkết quả học tập môn Toán còn kém. Thực trạng dạy học môn Toán ở nước CHDCND Lào chưa có sự đổi mới đáng kể. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, từng bước nâng cao chất lượng học tập, chúng tôi tập trung nghiên cứu vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học môn Toánở lớp 6 trường THCS theo nội dung chương trình của nước CHDCND Lào, thông qua một số nội dung dạy học cụ thể.
    Xuất phát từ những lí do trên, đề tài đã chọn là “Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy họcSố học và Đại số lớp 6 ởtrường phổ thông nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.”

    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận án là tìm ra mộtphương ánvận dụng quan điểm hoạt độngvào dạy học Số học và Đại sốlớp 6 ở trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi khoa học sau đây:
    (1) Yêu cầu và thực trạng về phương pháp dạy học môn Toán hiện nay ở trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là gì?
    (2) Quan điểm hoạt độngđược thể hiện trong dạy học môn Toán ở nhà trường phổ thông như thế nào?
    (3) Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán được vận dụng vào dạy học Số học và Đại số ở lớp 6 trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo cách như thế nào ?
    (4) Vận dụng phương án đã đề xuất khi thực hiện nhiệm vụ (3) vào thực tiễn dạy học sẽ đưa lại kết quả gì ?

    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu người giáo viên Toán được bồi dưỡng về quan điểm hoạt động theo cách tiếp cận lý thuyết kết hợp với thực hành thì quan điểm đó sẽ được vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bởi vì quan điểm hoạt động là yếu tố cốt lõi của phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    · Dùng phương pháp nghiêncứulý luận để giải quyết nhiệm vụ (2), (3), và một phần của nhiệm vụ (1) (Yêu cầu về PPDH Toán ở Lào).
    · Dùng phương pháp điều tra, quan sát để giải quyết một phần của nhiệm vụ (1)(Thực trạng về PPDH ở Lào) và một phần của nhiệm vụ (4) (Quan sát khi thực nghiệm sư phạm).
    · Dùng phương pháp thực nghiệm sư phạm để giải quyết nhiệm vụ (4).

    6. Đóng góp của luận án
    § Về mặt lí luận
    Luận án góp phần chứng minh tính đúng đắn của quan điểm hoạt động đã được trình bày trong lý luận về phương pháp dạy học Toán bởi vì quan điểm này được vận dụng có hiệu quả vào một điều kiện mới, hoàn cảnh mới đó là thực tiễn dạy học Toán ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
    § Về mặt thực tiễn
    - Luận án góp phần cải thiện thực trạng dạy học Toán ở nước Cộng
    hòadân chủ nhân dân Lào theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
    - Nội dung của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán ở trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

    7. Cấu trúc của luận án
    Luận án bao gồm mở đầu, kết luận và 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương II: Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy họcSố học và Đại số lớp 6 ở trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
    Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...