Thạc Sĩ Vận dụng quan điểm hoạt động khi dạy học giải toán về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở lớp 10 tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Dạy học (DH) môn toán có nhiệm vụ trang bị hệ thống kiến thức, rèn
    luyện các kĩ năng toán học và kĩ năng ứng dụng kiến thức toán vào thực tiễn, phát
    triển tư duy và góp phần giáo dục thế giới quan và các phẩm chất cần thiết cho học
    sinh (HS). Để thực hiện các nhiệm vụ đó cần làm cho HS có ý thức học tập tích cực,
    chủ động, sáng tạo. Giáo viên (GV) cần phải cho HS học tập trong hoạt động (HĐ),
    thông qua HĐ và bằng HĐ. GV phải tạo ra môi trường để HS kiến tạo tri thức, tham
    gia phát hiện và giải quyết vấn đề. Việc tổ chức cho HS thực hiện các HĐ trong quá
    trình nhận thức là điều kiện cần thiết để DH có hiệu quả.
    1.2. Bài tập toán học là một công cụ cần thiết giúp HS thực hiện các HĐ toán
    học trong và ngoài giờ lên lớp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các chức năng
    của bài tập toán. Trong các chức năng được nói đến, chức năng DH, chức năng phát
    triển, chức năng kiểm tra và chức năng giáo dục được khai thác nhiều trong DH.
    Thực chất HĐ giải toán là HĐ trung tâm trong học tập môn toán của HS. Thông qua
    số lượng và chất lượng hoàn thành công việc giải toán về căn bản có thể đánh giá
    được trình độ nhận thức môn toán của người học. Chính vì lẽ đó, bài tập toán tham
    gia vào mọi khâu của quá trình DH môn toán.
    1.3. Luật giáo dục Việt Nam đã quy định “Phương pháp giáo dục phải phát
    huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng
    lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Những quy định này phản ánh
    nhu cầu đổi mới phương pháp (PP) giáo dục. Định hướng đổi mới phương pháp dạy
    học (PPDH) là PPDH cần hướng vào tổ chức cho người học học tập trong HĐ và
    bằng HĐ tự giác, tích cực, sáng tạo, từ đó người học lĩnh hội được tri thức, kĩ năng
    và cả cách thức tiến hành những HĐ tương tự và đạt được mục tiêu DH.
    Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước triển khai đổi mới PPDH
    theo hướng: Tổ chức cho HS chủ động tham gia vào HĐ nhận thức, GV sẽ là người
    tổ chức, trợ giúp, là trọng tài điều khiển HS HĐ. Khác với trước đây chủ yếu GV
    HĐ và HĐ DH mang tính chất truyền thụ một chiều, GV làm thay cho HS. 
    Đổi mới PP giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng là một trong
    những yêu cầu quan trọng. Như ta đã biết, tri thức, tư duy, kĩ năng, thái độ chỉ có
    thể được hình thành và phát triển trong HĐ. J. Piaget cho rằng: “Tri thức không
    phải truyền thụ từ người biết đến người không biết, mà tri thức được chính cá thể
    xây dựng thông qua hoạt động”. Vì vậy, khi đứng trước một nội dung DH cụ thể,
    GV cần tổ chức những HĐ học tập cho HS và coi đó là thành phần cốt lõi của giờ
    học. PPDH cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong HĐ và bằng
    HĐ tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.
    Thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ GV chưa thật sự chú ý đến HĐ của
    HS, còn nặng về cung cấp tri thức dưới dạng có sẵn, chưa khơi dậy tính tích cực học
    tập của HS; một số GV còn quá chú trọng kĩ năng giải toán, xem nhẹ việc rèn luyện
    tư duy cho HS dẫn đến HS học một cách máy móc, bị động, rập khuôn, lúng túng
    khi gặp bài toán mới, không biết tìm tòi sáng tạo trong học tập.
    Chương “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Hình học 10 nâng cao” có
    vai trò quan trọng trong môn Toán ở trường THPT, đây là một nội dung luôn gắn
    với HS trong suốt quá trình học tập cũng như trong nhiều bài toán thực tế.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được các HĐ khi học nội dung này
    nhằm phát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
    Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm hoạt
    động khi dạy học giải toán về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở lớp 10
    trường THPT”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp sư phạm và xây dựng hệ thống ví dụ minh họa cho
    việc vận dụng quan điểm HĐ trong DH chương “Phương pháp tọa độ trong mặt
    phẳng” nhằm tăng cường HĐ học tập và phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
    sáng tạo của HS.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    ư Hệ thống hóa quan điểm HĐ trong DH môn toán. 
    ư Làm rõ vị trí, chức năng của bài tập toán, PP chung để tìm lời giải và các
    yêu cầu của lời giải bài tập toán.
    ư Đưa ra các biện pháp sư phạm để vận dụng quan điểm HĐ.
    ư Xây dựng hệ thống ví dụ cho việc vận dụng quan điểm HĐ khi DH chương
    “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”.
    ư Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học,
    tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề ra.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: HĐ dạy và học thông qua chương “Phương pháp tọa
    độ trong mặt phẳng – Hình học 10 nâng cao”
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập chương “Phương pháp tọa độ trong mặt
    phẳng”.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu lí luận
    ư Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học môn toán, tâm lí học và lí luận DH
    môn toán, PPDH môn toán.
    ư Nghiên cứu các công trình, sách và các tạp chí về quan điểm HĐ và HĐ
    hóa người học.
    ư Phương pháp thống kê toán học.
    5.2. Khảo sát thực tiễn
    ư Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các GV dạy toán ở trường THPT.
    ư Dự giờ, quan sát HĐ dạy và học của GV và HS.
    ư Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
    6. Giả thuyết khoa học
    Trong DH chương “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” nếu vận dụng
    quan điểm HĐ thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
    HS, từ đó chất lượng DH sẽ được nâng cao. 
    7. Những đóng góp của luận văn
    7.1. Về mặt lí luận
    ư Làm sáng tỏ thêm những thành tố, những tư tưởng chủ đạo của quan điểm
    HĐ trong DH môn Toán.
    ư Làm rõ thêm vị trí và chức năng của bài tập toán trong DH.
    7.2. Về mặt thực tiễn
    ư Xây dựng được các biện pháp vận dụng quan điểm HĐ trong dạy DH giải
    toán về “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” .
    ư Xây dựng được hệ thống ví dụ minh họa cho việc DH theo quan điểm HĐ.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn;
    Chương 2: Một số biện pháp vận dụng quan điểm hoạt động khi dạy học giải
    toán về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng;
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 
    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn toán
    1.1.1. Khái niệm hoạt động
    – HĐ có nhiều nghĩa khác nhau:
    + HĐ là những việc làm khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
    + HĐ là vận động, cử chỉ không chịu ngồi yên một chỗ.
    + HĐ là vận hành để thực hiện chức năng nào đó hoặc gây ra tác động nào đó.
    – Về phương diện tâm lí học: HĐ là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới
    xum quanh để tạo ra sự biến đổi cả về phía con người, cả về phía thế giới xum
    quanh. Trong đó con người là chủ thể, thế giới xum quanh là khách thể.
    Như vậy, HĐ là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẻ với nhau
    nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội; thực hiện một chức năng nhất
    định trong một chỉnh thể; vận động cử chỉ nhằm một mục đích nhất định. HĐ là
    toàn bộ hành vi của một sinh thể.
    Theo từ điển Giáo dục (9, tr.191): HĐ là hình thức biểu hiện quan trọng nhất
    của mối liên hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xum quanh. Còn
    đối với từng khía cạnh thực tiễn, HĐ là quá trình diễn ra một loạt các hành động có
    liên quan chặt chẻ với nhau tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích nhất
    định trong đời sống xã hội. HĐ của con người luôn xuất phát từ những động cơ nhất
    định do sự thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, ý thức trách nhiệm . cả động
    cơ và mục đích cùng thúc đẩy con người tích cực và kiên trì khắc phục khó khăn để
    đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, với cùng một mục đích HĐ như nhau có
    thể có những động cơ khác nhau.
    Ngoài các yếu tố mục đích và động cơ nêu trên, HĐ còn có đặc trưng là phải
    biết sử dụng các phương tiện nhất định mới thực hiện được như: công cụ và cách sử
    dụng công cụ, phương tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa đựng trong ngôn ngữ,
    cách thức làm việc bằng trí óc và chân tay. Nghĩa là HĐ đòi hỏi phải có kĩ năng và
    kĩ xảo sử dụng các phương tiện. Hình thức cơ bản trong HĐ của con người là lao động nhằm tạo ra những giá
    trị vật chất và tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của mỗi người và toàn xã hội. Trong
    quá trình phát triển lịch sử, HĐ lao động đã phân hóa dưới hai hình thức là trí óc và
    chân tay, nhưng vẫn luôn gắn bó chặt chẻ với nhau. Xã hội càng văn minh, càng phắt
    triển thì thành phần trí tuệ trong HĐ của con người càng tăng và lấp dần khoảng cách
    giữa HĐ trí tuệ và HĐ cơ bắp trong quá trình tạo ra các giá trị cho xã hội.
    Để tham gia vào các HĐ, con người phải có những năng lực HĐ nhất định.
    Năng lực này một phần phụ thuộc vào tố chất bẩm sinh của mỗi người, tuy nhiên,
    nó chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện hoàn cảnh, cụ thể là phụ thuộc vào yếu tố
    giáo dục.
    Theo A. N. Leonchiepv (15, tr.81): HĐ là phương thức tồn tại của cuộc sống
    chủ thể. Cuộc sống là “tổ hợp, hay nói một cách chính xác hơn là hệ thống những HĐ
    thay thế nhau”.
    1.1.2. Lí thuyết hoạt động trong tâm lí học hiện đại
    Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử về con người: “Trong tính hiện thực của
    nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (K.Mark). Mô hình lí
    luận xây dựng trên phạm trù HĐ đã trả lại cho tâm lí học con người cụ thể, con
    người xã hội – lịch sử, con người hành động, con người HĐ.
    HĐ trở thành khái niệm then chốt trong bộ máy khái niệm của tâm lí học
    kiểu mới, tâm lí học khách quan, khoa học.
    Phát triển lý thuyết văn hóa – lịch sử, vận dụng sáng tạo PP tiếp cận lịch sử
    vào công trình nghiên cứu tâm lý của mình A. N. Leonchiepv đã xây dựng nên tâm
    lý học HĐ. Đó là tâm lí học với PP tiếp cận lấy HĐ có đối tượng làm mô hình
    nghiên cứu, lý giải, hình thành, phát triển tâm lí, nhân cách con người.
    Toàn bộ lý thuyết tâm lí học về HĐ, cấu trúc vĩ mô của HĐ đối tượng được
    A. N. Leonchiepv trình bày tóm tắt trong “Hoạt động – Ý thức – Nhân cách” (15,
    tr.115 – tr.140). Cống hiến lớn nhất của ông là xây dựng nên PP tiếp cận H
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...