Tiểu Luận Vận dụng quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong việ

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Nước Việt Nam Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chịu sự thống trị gần 1000 năm của phương bắc và gần 100 năm đô hộ của thưc dân Pháp. Phương bắc cấm không cho dân ta học chữ nôm và thay vào đó là chữ hán nhằm làm cho dân ta quyên đi nguồn gốc xuất thân của mình. Bắt dân ta bỏ văn hoá của dân tộc mà thay vào đó là cho lưu truyền văn hoá phương bắc. Còn thực dân Pháp thì cho du nhập các tệ nạn xã hội để triệt tiêu đi lòng yêu nước của dân ta .Trải qua biết bao khó khăn nhưng nền văn hoá của dân tộc ta vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Hiện nay đất nước ta đang hội nhập và phát triển. Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá. Khi hội nhập các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để vươn ra bên ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ xuất hiện trong nước, khi đó văn hoá kinh doanh rất dễ bị lai hoá làm mất đi bản chất Việt. Đứng trước thách thức đó đòi hỏi các doanh nhân người Việt và các doanh nghiệp trong nước phải vận dụng đúng đắn quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời các cơ quan nhà nước cũng như Đảng phải có các chỉ đạo kịp thời để tạo ra được môi trường kinh doanh mang bản chất Việt. NỘI DUNG CHÍNH​ ​ I. Cơ sở lý thuyết 1. Văn hoá Khái niệm văn hoá + Theo nghĩa rộng : “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sang tạo ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước ”. + Theo nghĩa hẹp : “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội; là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống. Văn hóa còn là năng lực sáng tạo của một dân tộc và văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác”. Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trước thời kì đổi mới Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại, mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Văn hoá luôn được xác định là một mục tiêu, thậm chí là mục tiêu bao trùm của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời là động lực, nền tảng vững chắc nhất của cách mạng. - Trong quá trrình vận động cách mạng giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua bản Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo. + Đề cương văn hoá Việt Nam xác định văn hoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hoá của cách mạng Việt Nam. + Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hoá mới là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. + Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sống tinh thần xã hội. + Bản đề cương khẳng định văn hoá mới Việt Nam có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...