Luận Văn Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng nhằm làm giảm bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thô

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục chính trị
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: .doc
    Trình độ: Đại học
    Số trang: 101




    Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người (cả nam và nữ) trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng như hưởng thụ các thành quả của phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. Trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo phát triển nguồn lực con người là một nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tình cảm, đạo đức.
    Nông thôn là đơn vị hành chính, vùng cư trú từ rất lâu trong lịch sử. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế đất nước thì nông thôn ngày nay cũng có những thay đổi khá mạnh mẽ về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, nó cũng làm cho nông thôn xuất hiện những vấn đề nổi cộm mang tính cấp thiết và cần được xem xét để giải quyết. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là Bất bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn.
    Bất bình đẳng giới là vấn đề xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài người. Do đó, cũng đã rất lâu cuộc đấu tranh của phụ nữ đấu tranh giành quyền bình đẳng đối với nam giới đã xuất hiện và phát triển. Đặc biệt ở nước ta bất bình đẳng giới diễn ra mạnh mẽ ở các vùng nông thôn, chủ yếu là với phụ nữ. Thực trạng này đã và đang trở thành bài toán nan giải đặt ra với các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các chính quyền địa phương. Đồng thời cũng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế xã hội nói chung. Xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng là một vùng nông thôn như bao vùng nông thôn khác của Việt Nam, nên cũng không nằm ngoài vòng của vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình.
    Trong xã hội người phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong cuộc sống gia đình cũng như trong quan hệ xã hội. Họ là người có nhiều cống hiến, hy sinh cho gia đình, xã hội nhưng công lao đó không được công nhận, tôn vinh, mà phải chịu sự bất công, bất bình đẳng. Chính sự bất công bằng đó là rào cản làm hạn chế năng lực phát triển của người phụ nữ nói chung và đặc biệt là người phụ nữ nông thôn nói riêng. Dường như những quy định, lễ giáo phong kiến, nề nếp gia phong của dòng tộc, làng quê đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Và người phụ nữ nông thôn từ khi mới sinh ra đã bị giáo dục theo kiểu áp đặt bất công, nên họ luôn cam chịu số phận, coi điều đó là điều tất nhiên phải tuân theo. Và cứ như thế, những người phụ nữ nông thôn trở nên nhỏ bé trong gia đình và ngoài xã hội; họ bị những quan niệm, thành kiến truyền thống đó đè nặng mà không sao thoát ra được, hết thế hệ này đến thế hệ khác chấp nhận sự bất bình đẳng đó.
    Xã hội hiện đại - xã hội chủ nghĩa cộng sản là xây dựng một xã hội không còn bất công, không còn bất bình đẳng giới. Nhưng để thực hiện được điều đó không phải điều đơn giản có thể thực hiện trong một sớm một chiều được. Nó cần có sự nỗ lực, hợp tác của tất cả các thành viên trong xã hội, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cùng tham gia giải quyết.
     
Đang tải...