Thạc Sĩ Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương phương pháp toạ độ trong khôn

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 6/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong
    dạy học môn toán ở trường phổ thông . 5
    1.1 Phương pháp dạy học. 5
    1.2. Một số PPDH thường được sử dụng trong dạy học môn toán ở trường
    THPT hiện nay . 8
    1.3. Một số nhận xét về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. . 12
    1.4. Phương pháp PH&GQVĐ trong dạy học môn toán ở trường phổ thông . 13
    Chương 2: Vận dụng Phương pháp phương pháp phát hiện và giải
    quyết vấn đề trong dạy học chương “Phương pháp toạ độ trong không
    gian” cho học sinh lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng 32
    2.1 Đặc điểm về nhận thức của học sinh miền núi tỉnh Cao Bằng 32
    2.2 Đặc điểm và yêu cầu dạy học chương "Phương pháp toạ độ trong
    không gian" . 33
    2.3 Vận dụng phương pháp PH&GQVĐ trong thiết kế một số bài soạn của
    chương III: Phương pháp toạ độ trong không gian 36
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm . 107
    Tài liệu tham khảo . 117
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thời đại, nhu cầu phát triển kinh tế
    của đất nước, giáo dục Việt Nam đang đứng trước bài toán phải đổi mới một
    cách toàn diện từ mục tiêu giáo dục, nội dung đến phương pháp, phương tiện
    dạy học. Vì thế Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
    2005 đã đề ra mục tiêu của Giáo dục phổ thông như sau: “Mục tiêu của Giáo
    dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
    thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
    năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
    nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho HS tiếp tục học
    lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
    (Điều 27: Mục tiêu Giáo dục phổ thông, tr.75)
    Để thực hiện mục tiêu trên, Luật giáo dục đã quy định rõ: “Phương
    pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng
    tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng
    năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
    đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho HS ”. (Luật giáo
    dục, Chương 2- mục 2, điều 28).
    1.2. Để thực hiện các mục đích trên, ngành giáo dục đã và đang tiến
    hành đổi mới sách giáo khoa (SGK) ở tất cả các cấp học phổ thông, bố trí lại
    khung chương trình, giảm tải lượng kiến thức không cần thiết, đưa SGK mới
    vào trường phổ thông. Đi đôi với việc đổi mới SGK, đổi mới chương trình là
    đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Nhưng đổi mới PPDH như thế nào để
    dạy học (DH) đạt hiệu quả? Đây là một vấn đề hết sức cấp thiết trong sự
    nghiệp giáo dục ở nước ta. Hiện nay việc đổi mới PPDH đã và đang được tiến
    hành ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục theo các quan điểm: “Tích cực hoá
    hoạt động học tập”, “Hoạt động hoá người học”, “Lấy người học làm trung
    tâm” . Những quan điểm trên đều bao hàm các yếu tố tích cực, có tác dụng
    thúc đẩy đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Nhưng
    đổi mới PPDH chưa được tiến hành với phần đông giáo viên (GV) đang trực
    tiếp giảng dạy trên lớp hiện nay, đặc biệt là với GV ở những khu vực miền
    núi, Một số ít GV đã và đang áp dụng phương pháp mới nhưng chưa có hiệu
    quả cao, chưa tích cực hoá và khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các
    đối tượng HS. GV cố gắng truyền đạt cho HS hiểu được những kiến thức cơ
    bản trong chương trình và SGK là đủ, chưa khơi dậy được sự hứng thú say mê
    học tập ở HS dẫn tới không khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những
    khả năng của từng cá nhân.
    1.3. Do thực tiễn giáo dục của tỉnh Cao Bằng.
    Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi phía đông bắc của Tổ quốc.
    Điều kiện kinh tế còn nghèo, văn hoá cổ hủ và lạc hậu, trong khi đó công tác
    giáo dục chưa được quan tâm, đầu tư thực sự của các cấp Đảng và chính
    quyền địa phương cả về cơ sở vật chất đến trang thiết bị trường học còn rất
    nhiều thiếu thốn. Đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, có nhiều bộ môn còn thiếu
    GV, GV trình độ sau đại học rất ít. Đối tượng học sinh đến trường bao gồm
    chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, sự nhận thức của các em còn
    nhiều hạn chế do thiếu thốn về cơ sở vật chất trường sở, giao thông đi lại khó
    khăn và các thông tin phục vụ cho học tập. Bên cạnh đó việc tìm ra biện pháp
    để áp dụng phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa
    phương là rất khó khăn đối với lãnh đạo ngành giáo dục Cao Bằng.
    Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công
    nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá ( HĐH) với thực trạng lạc hậu của PPDH ở
    tỉnh Cao Bằng đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới PPDH trong nhà
    trường nói chung và trường THPT nói riêng.
    1.4. Trong những năm gần đây việc vận dụng phương pháp Phát hiệ n
    và giải quyết vấn đề trong dạy học được đề cập và quan tâm như một phương
    pháp hữu hiệu để người học hoạt động tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo
    trong quá trình hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng
    nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Chương “Phương
    pháp tọa độ trong không gian” là một trong những nội dung cơ bản của
    chương trình toán học THPT. Việc vận dụng phương pháp PH & GQVĐ vào
    dạy học chương này sẽ giúp HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được
    phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo,
    được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời
    và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
    Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: Vận
    dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương
    “Phương pháp toạ độ trong không gian” cho HS lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng được một số bài soạn thể hiện sự vận dụng phương pháp
    PH&GQVĐ vào dạy học chương “phương pháp toạ độ trong không gian” cho
    HS lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận về phương pháp PH&GQVĐ.
    - Nghiên cứu thực trạng dạy học bộ môn toán ở trường THPT tỉnh
    Cao Bằng.
    - Nghiên cứu trình độ nhận thức của HS miền núi Cao Bằng.
    - Nghiên cứu nội dung chương trình SGK toán THPT. Trong đó tập
    trung nghiên cứu chương “ Phương pháp tọa độ trong không gian” SGK hình
    học lớp 12.
    - Đề xuất một phương án vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy
    học nội dung “phương pháp tọa độ trong không gian”.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính khả thi của phương án
    đề xuất.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận DH bộ môn toán như: giáo trình
    PPDH môn Toán, Các văn kiện Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước để
    xác định phương hướng của đề tài và những quan điểm cơ bản chỉ đạo sự
    nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài như: SGK hình học 12
    THPT, sách tham khảo, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    xung quanh vấn đề PPDH Toán nói chung và chủ đề Phương pháp toạ độ
    trong không gian.
    3.2. Phương pháp quan sát, điều tra
    Thông qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, học hỏi kinh
    nghiệm từ các thầy cô giáo đã và đang dạy, đồng thời thông qua ý kiến, những
    góp ý của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn đề tài.
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Thực nghiệm DH chương: Phương pháp toạ độ trong không gian về
    một số phương diện nhằm kiểm nghiệm việc vận dụng phương pháp
    PH&GQVĐ vào DH.
    4. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
    nội dung chính của luận văn dự kiến gồm ba chương:
    Chương 1: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học
    môn toán ở trường phổ thông.
    Chương 2: Vận dụng Phương pháp phương pháp phát hiện và giải
    quyết vấn đề trong dạy học chương “Phương pháp toạ độ trong không gian”
    cho học sinh lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...