Luận Văn Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 3
    1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
    2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3
    3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
    4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5
    5. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế của nước tiếp nhận 6
    Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN 9
    I. Khái niệm, phân loại và tác dụng về dãy số thời gian 9
    1. Khái niệm 9
    2. Phân loại 9
    3. Tác dụng 10
    II. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian 10
    1. Mức độ bình quân qua thời gian 11
    2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 12
    3. Tốc độ phát triển 13
    4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: 14
    5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn 15
    III. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 16
    1. Mở rộng khoảng cách thời gian 16
    2. Dãy số bình quân trượt 16
    3. Xây dựng hàm xu thế 17
    4. Biểu hiện biến động thời vụ 18
    V. Dự đoán thống kê dựa trên cơ sở dãy số thời gian 19
    1. Khái niệm 19
    2. Một số phương pháp dự đoán thống kê thường sử dụng 19
    Chương III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998- 2007 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 21
    1. Khái quát chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 21
    2. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007. 22
    2.1. Mức độ bình quân theo thời gian 22
    2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 23
    2.3. Tốc độ phát triển 25
    2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 26
    2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn 26
    3. Phân tích xu thế biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 28
    4. Dự đoán thống kê ngắn hạn tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vao Việt Nam đến 2010 30
    4.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân 30
    4.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 30
    4.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 31
    5. Những đề xuất kiến nghị để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm tiếp theo 32
    KẾT LUẬN 34
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia phải tích cực và chủ động đấu tranh để đạt tới vị thế thuận lơi của mình trên đấu trường khu vực và Thế Giới, mỗi quốc gia phải đẩy mạh phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại.Và để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà còn phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài về vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu cực kỳ quan trọng này.
    Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được ban hành năm 1987 đã chính thưc thể hiện quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và Thế Giới. Xuất phát từ đặc điểm nước Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Chính vì vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “ đổi mới ” toàn diện. Để làm được điều đó ngoài đường lối của Đảng và Nhà Nước ta còn phải có một nguồn vốn lớn, vì vậy chúng ta phải tìm mọi cách để huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn đóng vai trò quan trọng, như là một tất yếu khách quan đối với sự phát triển của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Quốc gia nào nhận thức đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI thì sẽ thu hút được nhiều vốn FDI. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, FDI được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi nhu cầu về vốn của các quốc gia này càng tăng thi FDI trên Thế Giới lại có hạn. Làm thế nào để thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn này ở các nước đang phát triển là vấn đề đang còn gây nhiều tranh cãi. Bởi lẽ, dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển thường gặp những trở ngại về kết cấu hạ tầng, về thủ tục hành chính, về trình độ kỹ thuật và quản ly, mổi trường pháp luật .Là một sinh viên trường Kinh tế quôc dân em rất muốn đóng góp sức lực của mình vào việc tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng để ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI. Chính vì thế em đã chọn đế tài:
    “Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 và dự đoán đến 2010.
    Đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
     Chương I: Một số lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài.
     Chương II: Một số lý luận về phương pháp phân tích dãy
    số thời gian.
     Chương III: Vận dụng một số phương pháp phân tích dãy
    số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 và dự đoán đến 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...