Thạc Sĩ Vận dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứ của đề tài 3
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
    5. Phương pháp nghiên cứu . 3
    6. Giả thuyết khoa học 4
    7. Những đóng góp của đề tài . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . 5
    1.1 Tổng quan tài liệu 5
    1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 7
    Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH VÀO DẠY HỌC
    SINH HỌC 22
    2.1. Phân tích chương trình sinh học tế bào 22
    2.2. Vận dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học tế bào –
    sinh học 10 . 29
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. 50
    3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm. 51
    3.3. Kết quả TN sư phạm . 55
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 60
    1. Kết luận . 60
    2. Đề nghị 60
    MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM . 62
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1 Các mức độ lưu giữ thông tin của các kênh thu nhận thông tin 16
    Bảng 1.2. So sánh quá trình học tập của học sinh với quá trình nghiên cứu
    của nhà khoa học . 18
    Bảng 2.1. Nội dung SGK sinh học 10 23
    Bảng 2.2. Các mức độ sử dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học . 36
    Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm 51
    Bảng 3.2. Tần số điểm kiểm tra 55
    Bảng 3.3. Tần suất điểm kiểm tra . 56
    Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 56
    Bảng 3.5. Bảng kiểm định giá trị trung bình điểm kiểm tra . 57
    Bảng 3.6. Phân tích phương sai điểm kiểm tra . 58

    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của ADN 13
    Hình 1.2. Đồ thị năng lượng hoạt hóa . 14
    Hình 1.3. Sơ đồ cơ chế ổn định bộ NST ở người 15
    Hình 2.1. Khái quát ác đặc trưng sống của tế bào 28
    Hình 2.2. Quy trình mô hình hóa trong dạy học sinh học tế bào 30
    Hình 2.3. Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzim 31
    Hình 2.4. Đồ thị về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzim amilaza . 31
    Hình 2.5. Mô hình ADN do học sinh xây dựng 35
    Hình 2.6. Đồ thị về ảnh hưởng của pH đến hoạt tính của enzim amilaza . 36
    Hình 2.7. Mô hình quá trình nguyên phân 41
    Hình 2.8. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ADN qua quá trình phân bào . 44
    Hình 2.9. Các con đường vận chuyenr các chất qua màng sinh chất . 45
    Hình 2.10. Sơ đồ cấu tạo tế bào động vật . 48
    Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 56
    Hình 3.2. Đồ thị tần suất hộ tụ tiến điểm kiểm tra 57
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Kí hiệu Chữ viết tắt
    1 ĐC Đối chứng
    2 NST Nhiễm sắc thể
    3 Nxb Nhà xuất bản
    4 SGK Sách giáo khoa
    5 THCS Trung học cơ sở
    6 THPT Trung học phổ thông
    7 TN Thực nghiệm
    8 XHCN Xã hội chủ nghĩa








    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học
    Hội nghị lần thứ tám BCH trung ương Đảng khóa XI diễn ra trong bối
    cảnh nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển
    mạnh mẽ. Nghị quyết số 29 NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo
    dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được thông
    qua đặt ra nhiều nhiệm vụ cho việc triển khai đổi mới giáo dục. Văn kiện
    khẳng định “phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
    thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi
    với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia
    đình và xã hội.” [2].
    Như vậy, định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ
    dạy chữ sang dạy người, dạy kiến thức sang dạy kĩ năng, chuyển từ nền giáo
    dục mang tính hàn lâm sang nền giáo dục coi trọng phát triển năng lực giải
    quyết vấn đề, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học.
    Muốn thực hiện được mục tiêu trên lí luận dạy học cần phải nghiên
    cứu, tìm tòi để đề xuất những phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực
    của người học.
    Xuất phát từ thực trạng dạy học sinh học ở trường phổ thông
    - Chương trình sinh học tế bào (sinh học 10) được xây dựng ở mức độ
    khái quát hóa cao, vừa nâng cao, vừa mở rộng hơn so với chương trình sinh học
    tế bào ở THCS. Chương trình sinh học tế bào ở THCS chỉ dừng lại ở mức độ liệt
    kê sự kiện, hiện tượng đơn lẻ, ở THPT sinh học tế bào đề cập đến những khái
    niệm bản chất, cơ chế của các hiện tượng sinh học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải
    tư duy logic, tự học để phát hiện ra kiến thức chứ không phải chỉ là chép bài, ghi
    nhớ cách máy móc. Đó cũng chính là biến quá trình dạy học thành quá trình tự
    học và học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    - Mặt khác, chương trình sinh học tế bào được xây dựng trên quan điểm
    cấu trúc luôn phù hợp với chức năng. Cho nên, giáo viên phải tổ chức cho học
    sinh tự lực quan sát, phân tích để tìm ra mối liên hệ thống nhất biện chứng
    giữa cấu trúc và chức năng. Muốn vậy giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn
    nội dung kiến thức và thiết bị dạy học như thí nghiệm, mẫu vật, mô hình, .để
    hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học.
    - Hơn nữa, sinh học nói chung, sinh học tế bào nói riêng là một môn
    khoa học có tính trực quan cao, kiến thức sinh học rất gần gũi với cuộc sống,
    hình thành khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành khả năng
    giải quyết vấn đề mới, khả năng đề xuất các giải pháp mới.
    - Để đạt được mục tiêu trên giáo viên cần phải dạy cho các em phương
    pháp nhận thức khoa học, tự lựa chọn con đường để tới kiến thức.
    Tuy nhiên, việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, chủ động, sáng tạo
    trong nhận thức còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là
    trong dạy học sinh học tế bào.
    - Để khắc phục những hạn chế đó thì giáo viên cần phải lựa chọn, kết hợp
    các phương pháp dạy học phù hợp, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
    học sinh. Một trong các phương pháp có khả năng rèn luyện trí thông minh, sáng
    tạo của học sinh là phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học.
    Xuất phát từ tính ưu việt của phương pháp mô hình hóa
    - Mô hình sử dụng trong dạy học sinh học có thể là hình vẽ, đồ thị, thí
    nghiệm ảo, công thức , .
    - Mô hình hóa trong dạy học sinh học là phương pháp giúp học sinh
    hiểu rõ đối tượng nghiên cứu vì mô hình là vật đại diện, mô phỏng đối tượng
    và trên đó học sinh có thể thực hiện các thao tác tư duy và thực nghiệm.
    - Sử dụng mô hình trong dạy học để giải thích các hiện tượng sinh học,
    nhất là các hiện tượng ở cấp hiển vi, siêu hiển vi không quan sát được sẽ rất
    có giá trị.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    - Sử dụng mô hình giúp hoc sinh tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết
    các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách sáng tạo, tạo động cơ và sự say
    mê học tập môn học.
    - Sử dụng mô hình giúp học sinh khái quát hóa tìm ra qui luật chi phối
    các hiện tượng sinh học.
    Với các lý do trên đây tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp mô hình
    hóa trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10)”
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của phương pháp mô hình hóa để vận dụng
    trong dạy học sinh học tế bào nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học
    này ở trường THPT.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của phương pháp mô hình hóa
    - Vận dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học tế bào
    (sinh học 10).
    - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng phương án đề ra.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Vận dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học tế bào (
    sinh học 10)
    4.2 Khách thể nghiên cứu
    - Quá trình dạy học sinh học 10.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát các nguồn tài liệu và thực tiễn
    có liên quan để xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu đè tài.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Kết hợp lý thuyết và thực tiễn quan sát được. vận dụng phương pháp
    mô hình hóa vào thực tiễn, phân tích kết quả thực tiễn có liên quan đến vận
    dụng phương pháp mô hình hóa.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
    Thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT nhằm kiểm chứng giả
    thuyết khoa học của đề tài .
    - Phương pháp thống kê toán học:
    Các số liệu trong thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng thống kê phần
    mềm Microsoft Excel, xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu vận dụng phương pháp mô hình hóa vào dạy học sinh học tế bào
    (sinh học 10) sẽ nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học tế bào.
    7. Những đóng góp của đề tài
    - Xây dựng qui trình mô hình hóa nội dung sinh học tế bào (sinh học 10).
    - Vận dụng phương pháp mô hình hóa vào các khâu của quá trình dạy
    học sinh học tế bào (sinh học 10).
     
Đang tải...