Tiểu Luận VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG BÌNH trong giờ dạy văn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Môn văn trong nhà trường là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính
    khoa học. Nó là chìa khoá để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xã hội. Nó có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của các em. Là tiếng nói là hình thức nhuẫn nhị của tưởng, văn học là: “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực” tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm cảm xúc của con người .
    Nội dung phong phú của tri thức văn học với tính chất là một môn nghệ thuật ngôn từ, đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù, đa dạng để học sinh lĩnh hội tri thức một cách vững chắc đáp ứng sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ. Để cảm thụ sâu sắc một tác phẩm văn chương, để giờ văn mang đậm chất văn chương thì giáo viên không chỉ nêu câu hỏi, không chỉ đàm thoại, mở vấn đề mà còn phải hướng dẫn học sinh biết cách nhận xét, đánh giá bình phẩm tác phẩm văn học. Có nghĩa là giáo viên phải chú ý tới phương pháp giảng bình trong giờ văn.
    Giảng bình là một phương pháp giảng dạy quen thuộc trong hệ thống phương pháp dạy học văn chương truyền thống .Truyền thống giảng bình trong
    đời sống văn hoá dân tộc ta đã trở thành một truyền thống tốt đẹp .Thời xưa các cụ vẫn thường bình theo lối xướng hoạ, các sĩ trỉ tập trung lại các văn miếu để bình. Dạy văn chú ý tới giảng bình là để tiếp tục phát huy truyền thống bình văn của ông cha ta từ xưa. Mặt khác có giảng bình thì mới làm cho học sinh có tâm hồn trong sáng hơn, nuôi dưỡng tâm hồn nhuần nhị để học sinh có hứng thú tao nhã đó.
    Từ lý do tiên tổ khoa học xã hội đã bàn bạc thảo luận và thấy cần phải quan tâm nhiều đến phương pháp giảng bình trong dạy học văn cho nên tổ chọn chuyên đề này để nghiên cứu nhằm đề cao, tôn vinh sâu sắc năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh, đồng thời cũng muốn nghiên cứu cặn kẽ chu đáo năng lực diễn đạt giàu tính nghệ thuật, giàu tính văn chương của người thầy .
    Mục đích của người bình là làm sao truyền cảm ý kiến của mình về tác phẩm văn chương đến được người nghe, làm cho người nghe cùng suy nghĩ như mình phù hợp với “ ý định và nghệ thuật” của nhà văn . Có nhiều cách thức giảng bình : bình bằng hồi ức, một kỉ niệm riêng có liên quan đến một yếu tố được bình làm cho yếu tố sống dậy, có thể bình bằng cách so sánh với những câu thơ khác hoặc bằng người khác, cũng có khi bình bằng lời đọc diễn cảm đoạn thơ, câu thơ .Sau đây là những cách thức bình cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...