Tiểu Luận Vận dụng phương pháp đồ thị giải bài tập phần nhiệt ở lớp 8 THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- ĐẶT VẤN ĐỀ
    A- Cơ sở khoa học
    Vật lí lớp 8 là một mảng kiến thức trong hệ thống kiến thức vật lí THCS .Chương trình vật lí lớp 8 có vị trí đặc biệt ,đóng vai trò trung gian vì vậy nó có nhiệm vụ hoàn thiện được chương trình vật lí THCS.
    Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng,ý thức thái độ đúng đắn. Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với đời sống con người,nó giúp con người lao động sáng tạo.Vật lí là một đòn bẩy thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân đồng thời góp phần quan trọng trong việc pháp triển các ngành khoa học khác như trong các ngành khoa học kĩ thuật mà trong đó ngành vật lí đóng vai trò quan trọng.Như vậy nó có tầm quan trọng trong sự phát triển văn minh nhân loại, như ta đã biết trong môn vật lí có nhiều lĩnh vực như: Cơ, nhiệt, điện, quang .và trong đó có nhiệt học là một mảng quan trọng mà thuần tuý lý thuyết thì không thể có được thành quả cao trong việc dạy và học. Vì vậy việc nghiên cứu giải các bài tập vật lý là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ môn vật lý.
    Vật lý có vai trò to lớn trong nhà trường phổ thông cũng như trong đời sống, trong khoa học và thực tiễn, việc vận dụng các phương pháp toán học vào giải các bài tập sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, nó là công cụ thiết yếu trong việc dạy và học môn vặt lý, phương pháp đồ thị là một trong những phương pháp tối ưu của việc giảng dạy và học tập phần nhiệt , học sinh mới chỉ tiếp cận với bộ môn vật lý nên chưa có tầm nhận thức khái quát. Để giúp cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất và hiện tượng vật lý trong tự nhiên và trong phần nhiệt học thì giải bài tập vật lý phần nhiệt bằng phương pháp đồ thị giúp học sinh phần nào hiểu sâu hơn và giải thích được các hiện tượng nhiệt học trong tự nhiên, ví dụ như quá trình đun sôi nước, hiện tượng bay hơi của một số chất lỏng .Qua đó ta thấy tính ưu việt của phương pháp này là tăng thêm kỹ năng, kỹ xảo trong việc nhận thức các hiện tượng vật lý, kỹ năng tính toán và kỹ năng tìm tòi vận dụng lý thuyết, óc sáng tạo kỹ năng phân tích tổng hợp đồng thời tăng nhân sinh quan và thế giới quan cho học sinh về các hiện tượng nhiệt học.
    Là một giáo viên ở trường THCS trực tiệp giảng dạy môn vật lý, trong thời gian công tác ở trường bản thân tôi mong muốn được hiểu sâu hơn nữa chương trình vật lý nói chung và phần nhiệt học nói riêng. Do đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Sử dụng phương pháp đồ thị trong giảng dạy và học tập phần nhiệt ở trường THCS ”.
    B – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    a. Mục đích nghiên cứu.
    Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, với tầm quan trọng của phương pháp nên trong chương trình vật lý phổ thông cơ sở mang tính giới thiệu cho học sinh tiếp cận với khoa học và phần” Nhiệt học” ở chương trình nội khoá. Đây là một vấn đề mới được đưa vào chương trình mang tính chất giới thiệu chứ chưa đi sâu do vậy có nhiều khó khăn cho cả người dạy lẫn người học.Vậy làm thế nào để các em có hứng thú với môn học vật lý và giải bài tập vật lý phần nhiệt học một cách thành thạo bằng đồ thị với các dạng khác nhau.Với ý tưởng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra cách sử dụng đồ thị vào việc giải bài tập vật lý nhằm khắc phục khó khăn cho học sinh , góp phần nâng cao trình độ và chất lượng dạy học cho bản thân và đồng nghiệp trong nhà trường.
    b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Đề tài này đã thực sự mang lại tác dụng tốt đối với việc dạy học . Bản thân tôi luôn tự xác định cho mình một định hướng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan, thu thập xử lý một cách có sáng tạo các thông tin, tìm hiểu thực tế học sinh, học hỏi đồng nghiệp . Tiếp thu các ý kiến xây dựng góp ý của đồng nghiệp, cán bộ trong ngành có bề dày công tác nhằm làm cho đề tài phong phú mang tính khoa học, đảm bảo độ chính xác cao.
    C- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Học sinh lớp 8 nói riêng và học sinh THCS nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...