Thạc Sĩ Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô G

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin, tri thức. Thông tin và tri thức được coi là tài sản vô giá, là quyền lực tối ưu của mỗi quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống xã hội tạo nên sự đa dạng của thế giới. Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục. Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được. Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp (PP) học tập, tìm cách phát triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục (GD) là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD) là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới GD

    Nhận thức được việc đổi mới PP giảng dạy và học tập là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PP dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét. học vẹt, học chay” [47; 203 - 204]. Luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 2005 (điều

    5 khoản 2) đã ghi: “PPGD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [35;9] và Bộ GD và ĐT cũng có chỉ thị số 15/1999/CT-BGDĐT yêu cầu các trường Sư phạm phải “đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.” [1]

    Trong những năm qua việc giảng dạy môn giáo dục học ở các trường đại học và cao đẳng đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao việc nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục học theo đúng tính chất của một môn học nghề.

    Môn Giáo dục học là môn học mang tính nghiệp vụ, có tính chất đặc thù ở các trường sư phạm. Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là mối quan tâm của mỗi cán bộ quán lý, giảng viên giảng dạy các bộ môn nói chung, giáo dục học (GDH) nói riêng trong các trường sư phạm. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học môn GDH nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập và nâng cao chất lượng dạy và học của sinh viên trường CĐSP.

    3. Khách thể nghiên cứu

    Qúa trình dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP

    4. Đối tượng nghiên cứu

    “Phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học GDH cho sinh viên

    trường CĐSP Bắc Giang

    5. Giả thuyết khoa học

    Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào tính tự giác, tích cực của người học. Nếu vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học bộ môn giáo dục học sẽ phát huy được tính tích cực, tính tự lực nhận thức, tính tự giác của sinh viên trong học tập, hình thành ở họ năng lực độc lập giải quyết vấn đề góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo.

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Với đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

    6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học tích cực nói riêng

    6.2 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và phương pháp tích cực nói riêng trong trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

    6.3 Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn giáo dục học cho sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích, hệ thống

    hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan đến đề tài.

    7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


    7.2.1 Phương pháp quan sát: chúng tôi dự giờ, chủ động quan sát việc dạy và học môn giáo dục học của sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

    7.2.2 Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng ankét với hệ thống câu hỏi, để thăm dò ý kiến của sinh viên về dạy và học theo phương pháp mới.

    7.2.3 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: chúng tôi đàm thoại, trao đổi cùng với sinh viên, nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang.

    7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với các

    thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và của bản thân.

    7.2.5 Phương pháp thực nghiệm (TN): được tiến hành theo một quy trình xác định nhằm so sánh 2 phương pháp: truyền thống và phương phương pháp dạy học động não và dạy học theo nhóm nhỏ.

    7.2.6 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các Giáo sư, tiến sĩ giáo dục học về phương pháp dạy học tích cực, các nhà quản lý giáo dục

    7.2.7 Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý và phân tích kết quả điều tra thực nghiệm sư phạm.

    8. Phạm vi nghiên cứu

    Vì thời gian có hạn nên chúng t«i chỉ tập trung làm nổi bật cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực, vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” vào hoạt động dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (phương pháp động não (tấn công trí não, công não), phương pháp thảo luận nhóm).



    Mục lục


    Mở đầu 1


    1. Lý do chọn đề tài .1

    2 Mục đích nghiên cứu . . 2

    3. Khỏch th? nghiờn c?u .2

    4. Đối tượng nghiên cứu .2

    5. Giả thuyết khoa học . . . .3

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu . . 3

    7. Phương pháp nghiên cứu . 3

    8. Phạm vi nghiên cứu . 4

    Nội dung .5

    1.1. L?ch s? c?a v?n d? nghiờn c?u . . 5

    1.1.1 Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trường 5

    1.1.2 í kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực . 7

    1. 2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực 9

    1.3. Khái quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực .10

    1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học .10

    1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực 16

    1.3.3 Các PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn giáo dục học và khái quát một số phương pháp cụ thể . 23

    1.3.3.1 Phương pháp động não . 24

    1.3.3.2 Phương pháp thảo luận . 31

    1.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạy môn giáo dục học và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực . 37

    1.4.1 Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực 37


    1.4.2 Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực 39

    Kết luận chương I . 43

    Chương II: Thực trạng vận dụng PPDH nói chung, PPDH tích cực nói riêng trong quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . 44

    2.1 Vài nét về nhà trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang và đặc điểm của môn giáo dục học 44

    2.1.1. Vài nét về nhà trường và sinh viên CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . 44

    2.1.2 Đặc điểm của môn giáo dục học . .46

    2.2 Thực trạng học tập môn giáo dục học của sinh viên (SV) trưòng CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . 47

    2.3 Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn

    GHD ở trường CĐSP Bắc Giang . .51

    2.4 Các nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng . 63

    Kết luận chương II . 65

    Chương III: Thiết kế bài học môn giáo dục học theo PPDH tích cực 66

    3.1 Khái quát về quy trình vận dụng PPDH tích cực trong dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (kết hợp 2 phương pháp tích cực) . 66

    3.2 Thực nghiệm sư phạm . . 67

    3.2.1 Khảo sát đầu vào và phân tích kết quả ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng . .69

    3.2.2 Tiến trình thực nghiệm . .72

    3.2.3 Kiểm tra, đánh giá thực nghiệm lần 1 . 75


    3.2.4 Xử lý kết quả thực nghiệm . . 76

    3.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hỗ trợ . 85

    Kết luận chương III . 88

    Kết luận . .89

    1. Kết luận . .89

    2. Khuyến nghị . .90

    2.1 Đối với trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang 90

    2.2 . Đối với giảng viên giảng dạy môn GDH . .90

    Tài liệu tham khảo .92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...